- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2000 (ISO 9000 : 2000) về hệ thống quản lý chất lượng cơ sở và từ vựng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5953:1995 (ISO/IEC GUIDE 61:1995) về Yêu cầu chung đối với việc đánh giá và công nhận các tổ chức chứng nhận do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5954:1995 (ISO/IEC GUIDE 58 : 1993) về Hệ thống công nhận phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn - Yêu cầu chung về hoạt động và thừa nhận
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6450:1998 (ISO/IEC GUIDE 2 : 1996) về Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC17025:2001 (ISO/IEC 17025:1999) về Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5959:1995 (EN 45013:1989) về Yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận chuyên gia
CHUẨN MỰC CHUNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TIẾN HÀNH GIÁM ĐỊNH
General citeria for the operation of various types of bodies performing inspection
Lời nói đầu
TCVN ISO /IEC 17020 : 2001 hoàn toàn tương đương với ISO /IEC 17020:1998.
Phụ lục A, B và C là phụ lục quy định.
Phụ lục D và ZZ là phụ lục tham khảo.
TCVN ISO /IEC 17020 : 2001 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN / TC 176 về Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này được biên soạn nhằm mục đích nâng cao sự tin tưởng vào các tổ chức thực hiện việc giám định.
Tổ chức giám định thay mặt cho khách hàng tư nhân, tổ chức mẹ của nó, và/hoặc các tổ chức có thẩm quyền tiến hành đánh giá nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các bên liên quan về sự phù hợp theo các quy định, tiêu chuẩn, hoặc các yêu cầu kỹ thuật. Các thông số giám định có thể bao gồm các khía cạnh về số lượng, chất lượng, an toàn, sự phù hợp với mục đích sử dụng và sự tiếp tục phù hợp về an toàn của nhà xưởng hoặc hệ thống khi đang vận hành. Các chuẩn mực chung mà các tổ chức giám định phải tuân theo nhằm đảm bảo rằng các dịch vụ của các tổ chức này được các khách hàng và các cơ quan giám sát có thẩm quyền chấp nhận cần phải được hài hòa trong một tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn này, do vậy, quy định các chức năng của một tổ chức mà công việc của nó có thể bao gồm việc kiểm tra nguyên vật liệu, sản phẩm, lắp đặt, nhà xưởng, các quy trình, thủ tục làm việc hoặc các dịch vụ và việc xác định sự phù hợp theo các yêu cầu, các báo cáo kết quả của các hoạt động này cho khách hàng và khi có yêu cầu cho các cơ quan giám sát có thẩm quyền. Việc giám định cho một sản phẩm, công việc lắp đặt hay cho xí nghiệp có thể thực hiện ở tất cả các giai đoạn của chúng bao gồm kể cả giai đoạn thiết kế. Những công việc như vậy thường yêu cầu tới sự đánh giá chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ, đặc biệt khi đánh giá sự phù hợp.
Yêu cầu về sự độc lập của một tổ chức giám định khác nhau tùy theo luật pháp cũng như nhu cầu của thị trường. Do vậy trong phụ lục A, B và C của tiêu chuẩn này có các chuẩn mực cho việc đảm bảo sự độc lập.
Các yêu cầu tương ứng của bộ tiêu chuẩn TCVN ISO/IET 9000 áp dụng hệ thống chất lượng cho các tổ chức giám định cũng được đưa vào tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này nằm trong bộ các tiêu chuẩn liên quan đến thử nghiệm, giám định, chứng nhận và công nhận.
CHUẨN MỰC CHUNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TIẾN HÀNH GIÁM ĐỊNH
General citeria for the operation of various types of bodies performing inspection
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các chuẩn mực chung về năng lực cho một tổ chức không thiên vị tiến hành các hoạt động giám định. Tiêu chuẩn này cũng quy định các chuẩn mực độc lập.
1.2. Tiêu chuẩn này để sử dụng cho các tổ chức giám định, các cơ quan công nhận nó cũng như các cơ quan khác quan tâm đến việc thừa nhận năng lực của các tổ chức giám định.
1.3. Các chuẩn mực này có thể cần phải được giải thích khi áp dụng cho một lĩnh vực đặc biệt nào đó hoặc cho việc giám định khi đang hoạt động.
1.4. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hoặc cho việc công bố sự phù hợp của nhà cung cấp mà chuẩn mực được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng.
Trong tiêu chuẩn này, các định nghĩa sau được áp dụng
2.1. Giám định (Inspection)
Việc kiểm tra thiết kế sản phẩm, dịch vụ, quá trình hay nhà xưởng thiết bị và xác định phù hợp của chúng với các yêu cầu cụ thể hoặc yêu cầu chung trên cơ sở của sự đánh giá chuyên nghiệp.
Chú thích 1 - Giám định một quá trình bao gồm cả yếu tố về con người, cơ sở vật chất, công nghệ và phương pháp.
Chú thích 2 - Các kết quả của giám định có thể được sử dụng để hỗ trợ cho việc chứng nhận.
2.2. Tổ chức giám định (Inspection body)
Tổ chức tiến hành việc giám định.
Chú thích - Đó có thể là một tổ chức hay chỉ là một bộ phận nằm trong một tổ chức.
Đối với các thuật ngữ khác thì sử dụng các định nghĩa quy định trong TCVN 6450:1998 (ISO Guide 2).
3.1. Tổ chức giám định hay tổ chức có bộ phận giám định đó, phải có tư cách pháp nhân.
3.2. Nếu tổ chức giám
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 09/2001/QĐ-BKHCNMT ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2000 (ISO 9000 : 2000) về hệ thống quản lý chất lượng cơ sở và từ vựng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5953:1995 (ISO/IEC GUIDE 61:1995) về Yêu cầu chung đối với việc đánh giá và công nhận các tổ chức chứng nhận do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5954:1995 (ISO/IEC GUIDE 58 : 1993) về Hệ thống công nhận phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn - Yêu cầu chung về hoạt động và thừa nhận
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6450:1998 (ISO/IEC GUIDE 2 : 1996) về Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC17025:2001 (ISO/IEC 17025:1999) về Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5959:1995 (EN 45013:1989) về Yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận chuyên gia
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17020:2012 (ISO/IEC 17020:2012) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với hoạt động của tổ chức tiến hành giám định
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC 17020:2001 (ISO/IEC 17020 : 1998) về Chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ chức tiến hành giám định do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVNISO/IEC17020:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 10/05/2001
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 25/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực