Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9592:2013
CAC/RCP 62-2006
QUY PHẠM THỰC HÀNH VỀ NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU DIOXIN VÀ CÁC HỢP CHẤT PCB TƯƠNG TỰ DIOXIN NHIỄM TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Code of practice for the prevention and reduction of dioxin and dioxin-like PCB contamination in foods and feeds
Lời nói đầu
TCVN 9592:2013 hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 62-2006;
TCVN 9592:2013 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUY PHẠM THỰC HÀNH VỀ NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU DIOXIN VÀ CÁC HỢP CHẤT PCB TƯƠNG TỰ DIOXIN NHIỄM TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Code of practice for the prevention and reduction of dioxin and dioxin-like PCB contamination in foods and feeds
Khái quát
1. Dioxin, kể cả các dibenzo-p-dioxin đã polyclo hóa (PCDD), dibenzofuran đã polyclo hóa (PCDF) và biphenyl (PCB) đã polyclo hóa tương tự dioxin thường phổ biến trong môi trường. Mặc dù các dioxin và các hợp chất PCB tương tự dioxin giống nhau về độc tính và thành phần hóa học, nhưng chúng có nguồn gốc khác nhau.
2. Các nguồn dioxin và các hợp chất PCB tương tự dioxin đi vào chuỗi thực phẩm bao gồm từ các nguồn chất thải mới và tái di chuyển các chất lắng hoặc của các hồ chứa trong môi trường. Phát thải chủ yếu thông qua đường không khí. Dioxin và các hợp chất PCB tương tự dioxin phân hủy rất chậm trong môi trường và tồn tại trong thời gian rất dài. Do đó, phần lớn sự phơi nhiễm là do sự giải phóng dioxin và các hợp chất PCB tương tự dioxin xảy ra từ trước đó.
3. Các hợp chất PCB, kể các hợp chất PCB tương tự dioxin, được chủ định sản xuất với số lượng đáng kể giữa những năm 1930 và 1970, đã được ứng dụng rộng rãi. Hiện nay các hợp chất PCB vẫn được sử dụng trong hệ thống khép kín và có trong các hợp chất nền rắn (ví dụ, vật liệu làm kín và tụ điện). Các hợp chất PCB thương mại được biết là bị nhiễm các PCDF và do đó có thể được coi là một nguồn tiềm năng về nhiễm dioxin.
4. Ngày nay sự thải các hợp chất PCB tương tự dioxin xảy ra từ sự rò rỉ, tràn ngẫu nhiên và thải bỏ bất hợp pháp và thông qua sự phát thải khí từ các quá trình xử lý nhiệt. Sự di chuyển các chất hàn kín và các ứng dụng chất nền cũ khác cũng góp một phần ô nhiễm. Sự tái di chuyển các hợp chất PCB tương tự dioxin từ các bể chứa môi trường là tương tự như nguồn dioxin.
5. Dioxin là các sản phẩm phụ không mong muốn từ một số hoạt động của con người bao gồm một số ngành chế biến công nghiệp (ví dụ, sản xuất hóa chất, công nghiệp luyện kim) và các quá trình đốt cháy (ví dụ đốt chất thải). Các sự cố tại nhà máy hóa chất đã cho kết quả phát thải cao và gây nhiễm các khu vực cục bộ. Các nguồn dioxin khác kể cả máy sưởi gia dụng, việc đốt chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Quá trình tự nhiên như núi lửa phun trào, cháy rừng cũng có thể sinh ra dioxin.
6. Khi giải phóng vào không khí, các dioxin có thể lắng đọng cục bộ trên cây trồng, trên đất gây nhiễm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Dioxin cũng có thể phân tán rộng rãi qua đường không khí. Lượng tích tụ thay đổi theo nguồn gốc, chủng loại cây trồng, điều kiện thời tiết và điều kiện cụ thể khác (ví dụ như độ cao, vĩ độ, nhiệt độ).
7. Các nguồn dioxin trong đất bao gồm sự tích tụ dioxin từ khí quyển, đất trang trại sử dụng bùn thải bị nhiễm, đồng cỏ ngập bùn bị nhiễm và trước đó sử dụng thuốc trừ sâu bị nhiễm (ví dụ, 2,4,5-triclophenoxy axit axetic) và phân bón (ví dụ, một số loại phân ủ). Các nguồn khác của dioxin trong đất có thể có nguồn gốc tự nhiên (ví dụ, đất sét cục).
8. Các dioxin và các hợp chất PCB tương tự dioxin rất ít tan trong nước. Tuy nhiên, chúng lại hấp phụ lên các chất khoáng và các hạt hữu cơ lơ lửng trong nước. Bề mặt biển, sông và hồ phơi nhiễm các hợp chất này từ không khí rồi đi vào chuỗi thức ăn của thủy sản. Nước thải hoặc các nguồn thải nhiễm từ các quá trình nhất định, ví dụ như tẩy trắng giấy hoặc bột giấy bằng clo hoặc các quá trình luyện kim, có thể làm nhiễm nước và lắng xuống ở các vùng ven biển, sông và hồ.
9. Dioxin và các
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9594:2013 (CAC/RCP 45-1997) về Quy phạm thực hành giảm thiểu aflatoxin B1 trong nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi bổ sung cho động vật cung cấp sữa
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10883:2016 về Xác định dioxin và furan clo hóa từ tetra đến octa trong đất và trầm tích bằng phương pháp sắc ký khí - Khối phổ phân giải cao pha loãng đồng vị
- 1Quyết định 306/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5954:1995 (ISO/IEC GUIDE 58 : 1993) về Hệ thống công nhận phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn - Yêu cầu chung về hoạt động và thừa nhận
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/IEC17025:2001 (ISO/IEC 17025:1999) về Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9594:2013 (CAC/RCP 45-1997) về Quy phạm thực hành giảm thiểu aflatoxin B1 trong nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi bổ sung cho động vật cung cấp sữa
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10883:2016 về Xác định dioxin và furan clo hóa từ tetra đến octa trong đất và trầm tích bằng phương pháp sắc ký khí - Khối phổ phân giải cao pha loãng đồng vị
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9592:2013 (CAC/RCP 62-2006) về Quy phạm thực hành về ngăn ngừa và giảm thiểu dioxin và các hợp chất PCB tương tự dioxin nhiễm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
- Số hiệu: TCVN9592:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra