Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9469 : 2012

ISO 10473 : 2000

KHÔNG KHÍ XUNG QUANH - XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG BỤI TRÊN VẬT LIỆU LỌC - PHƯƠNG PHÁP HẤP THỤ TIA BÊTA

Ambient air - Measurement of the mass of particulate matter on a filter medium -

Beta-ray absorption method

Lời nói đầu

TCVN 9469:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 10473:2000

TCVN XXX:2012 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 146 Chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KHÔNG KHÍ XUNG QUANH - XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG BỤI TRÊN VẬT LIỆU LỌC - PHƯƠNG PHÁP HẤP THỤ TIA BÊTA

Ambient air - Measurement of the mass of particulate matter on a filter medium -

Beta-ray absorption method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp đo khối lượng bụi trong không khí xung quanh và phương pháp này dựa trên sự hấp thụ tia bêta của bụi.

Phương pháp này áp dụng để xác định nồng độ trong khoảng từ vài microgram trên mét khối đến vài miligram trên mét khối có trong không khí khu vực đô thị, nông thôn hoặc các khu công nghiệp.

Giới hạn phát hiện của phương pháp thường từ 15 μg đến 30 μg của lượng bụi đã lắng đọng trên centimet vuông (cm2) của diện tích bề mặt, S, của vật liệu lọc. Điều này có nghĩa là, đối với thời gian lấy mẫu t là 3 h và lưu lượng q là 1 m3/h, khi đó giới hạn phát hiện nồng độ nằm trong khoảng 5 μg/m3 và 10 μg/m3, được tính toán như sau:

Nồng độ (μg/cm2).

Kỹ thuật lấy mẫu không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH Nồng độ của bụi được tính toán bằng cách chia khối lượng đã lắng đọng trên băng lọc hoặc trên cái lọc tách biệt cho thể tích của không khí đã lấy mẫu. Tuy nhiên, nồng độ phụ thuộc vào kỹ thuật lấy mẫu đã sử dụng, ví dụ, thiết kế của đầu lấy mẫu. Thông thường, để lấy mẫu ở không khí xung quanh, những hạt lớn được lọc ra khỏi dòng khí bằng một lối vào mẫu chọn lọc kích thước (ví dụ như lọc va đập theo từng lớp hoặc lọc xyclon). Giới hạn kích thước hạt được xác định bởi đặc tính của đầu lấy mẫu.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Tia bêta (beta ray)

Tia được phát ra bởi các điện tử trong quá trình phân rã hạt nhân của các nguyên tố phóng xạ.

CHÚ THÍCH Trong tiêu chuẩn này, có thể sử dụng các nguyên tố 147Pm, 14C hoặc 85Kr.

3. Nguyên tắc

3.1. Trình bày nguyên tắc

Hút một thể tích đã xác định không khí xung quanh qua một vật liệu lọc mà trên đó bụi (các hạt vật chất) được giữ lại. Tổng khối lượng của bụi được xác định bằng cách đo độ hấp thụ tia bêta. Phép đo này theo định luật hấp thụ thực nghiệm sau:

N = No.e-km                 (1)

Trong đó:

No số electron đến trên một đơn vị thời gian (tính bằng  giây);

N số electron đã truyền qua trên một đơn vị thời gian (tính bằng giây) đo được sau cái lọc;

k hệ số hấp thụ trên đơn vị khối lượng (cm2/mg);

m khối lượng diện tích (mg/cm2) của vật đã tiếp xúc với tia bêta.

Thực tế, không cần phải xác định No, khối lượng diện tích của bụi đã lấy mẫu được xác định như sau:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9469:2012 về Không khí xung quanh - Xác định khối lượng bụi trên vật liệu lọc - Phương pháp hấp thụ tia bêta

  • Số hiệu: TCVN9469:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản