Reinforced concrete structures - Electromagnetic method for determining thickness of concrete-cover and location and diameter of steel bar in the concrete
Lời nói đầu
TCVN 9356:2012 được chuyển đổi từ TCXD 240:2000 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9356:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP - PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN TỪ XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀY LỚP BÊ TÔNG BẢO VỆ, VỊ TRÍ VÀ ĐƯỜNG KÍNH CỐT THÉP TRONG BÊ TÔNG
Reinforced concrete structures - Electromagnetic method for determining thickness of concrete-cover and location and diameter of steel bar in the concrete
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính của cốt thép đặt trong bê tông.
2.1 Chiều dày thực của lớp bê tông bảo vệ (Net thickness of the protective concrete coating)
Khoảng cách nhỏ nhất, C1, giữa bề mặt của bê tông và bề mặt của cốt thép (xem Hình 1)
2.2 Chiều dày chỉ thị của lớp bê tông (Display thickness of the concrete coating)
Khoảng cách Cm, giữa bề mặt của bê tông và một bề mặt danh nghĩa của thanh cốt thép được khảo sát (xem Hình 1).
Hình 1 - Các ví dụ điển hình về lớp bê tông bảo vệ cốt thép
Có hai dạng máy đo dùng nguồn pin (ắc quy) hoặc nguồn điện xoay chiều thông dụng:
- Máy đo với chỉ thị dạng kim chỉ (xem Phụ lục A)
- Máy đo với chỉ thị số (xem Phụ lục A).
Máy đo có những bộ phận chính như: đầu dò, bộ hiển thị và cáp nối giữa hai bộ phận này. Khi đầu dò được di chuyển nhẹ nhàng và luôn giữ tiếp xúc trên bề mặt bê tông, bộ hiển thị sẽ chỉ ra sự có mặt của cốt thép bằng các tín hiệu số hoặc kim chỉ thị.
Để đọc được trực tiếp chiều dày chỉ thị của lớp bảo vệ cốt thép, các thang đo phải được hiệu chuẩn theo yêu cầu của Điều 4. Độ chính xác của phép đo chiều dày lớp bê tông bảo vệ trên dải đo của máy khi hiệu chuẩn đạt ± 5% hoặc ± 2 mm.
Cần thường xuyên kiểm tra máy đo trong phòng thí nghiệm nhằm đảm bảo độ chính xác của các số đọc trên thang đo đã được hiệu chuẩn. Số lần kiểm tra phụ thuộc vào chỉ dẫn của nhà sản xuất và điều kiện sử dụng máy đo, nhưng ít nhất cũng phải thực hiện sáu tháng một lần. Ngày tháng hiệu chuẩn được lập thành hồ sơ và giữ kèm với máy.
Việc hiệu chuẩn này cần thể hiện là tất cả các số đọc thu được qua các phép đo của máy đều nằm trong giới hạn về độ chính xác đã nêu ra trong Điều 3. Các thiết bị không đạt yêu cầu đó phải giữ lại cho nhà sản xuất để hiệu chỉnh.
Hầu hết các thiết bị đo đang sử dụng đều là loại dùng nguồn ắc quy, song cũng có loại thiết bị dùng được cả bằng điện xoay chiều, lúc đó việc hiệu chuẩn cần được thực hiện cho từng loại nguồn cấp năng lượng. Nếu có nhiều loại đầu dò khác nhau được sử dụng cùng với một máy đo, thì cần tiến hành hiệu chuẩn cho tất cả các loại đầu dò đó.
Có thể tiến hành việc hiệu chuẩn máy trong phòng thí nghiệm theo 3 cách dưới đây:
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 363:2006 về kết cấu bê tông cốt thép đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:1991 về kết cấu bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4612:1988 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - kết cấu bê tông cốt thép - ký hiệu quy ước và thể hiện bản vẽ
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2235:1977 về Tài liệu thiết kế - Thiết lập bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép
- 5Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 267:2002 về Lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế thi công lắp đặt và nghiệm thu do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 227:1999 về Cốt thép trong bê tông - Hàn hồ quang
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13711-3:2023 (ISO 15835-3:2018) về Thép cốt bê tông - Mối nối bằng ống ren - Phần 3: Chương trình đánh giá sự phù hợp
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 363:2006 về kết cấu bê tông cốt thép đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh do Bộ Xây dựng ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:1991 về kết cấu bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4612:1988 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - kết cấu bê tông cốt thép - ký hiệu quy ước và thể hiện bản vẽ
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2235:1977 về Tài liệu thiết kế - Thiết lập bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép
- 7Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 267:2002 về Lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế thi công lắp đặt và nghiệm thu do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 227:1999 về Cốt thép trong bê tông - Hàn hồ quang
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13711-3:2023 (ISO 15835-3:2018) về Thép cốt bê tông - Mối nối bằng ống ren - Phần 3: Chương trình đánh giá sự phù hợp
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9356:2012 về Kết cấu bê tông cốt thép - Phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông
- Số hiệu: TCVN9356:2012
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2012
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực