Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5574:1991

Nhóm H

KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Reinforced concrete structures - Design standards

1. Chỉ dẫn chung

Những nguyên tắc cơ bản

1.1. Tiêu chuẩn này dùng để thiết kế kết cấu bê tông cốt thép của mọi loại công trình, trừ những kết cấu làm việc trong những điều kiện đặc biệt và các kết cấu chuyên ngành có chỉ dẫn thiết kế riêng.

Chú thích:

1. Điều kiện đặc biệt là môi trường nhiệt độ cao hoặc thấp (thường xuyên trên 700 hoặc dưới âm 400C), môi trường xâm thực mạnh đối với bê tông.

2. Những kết cấu thuỷ công, cầu, mặt đường, hầm có yêu cầu thiết kế riêng sẽ không được thiết kế theo tiêu chuẩn này.

1.2. Khi thiết kế cần tạo sơ đồ kết cấu, chọn kích thước tiết diện và bố trí cốt thép bảo đảm được độ bền, độ ổn định và độ cứng không gian xét trong tổng thể, cũng như riêng từng bộ phận của kết cấu. Việc bảo đảm là cần thiết ở mọi giai đoạn xây dựng và sử dụng.

Việc chọn giải pháp kết cấu phải xuất phát từ điều kiện kinh tế kĩ thuật hợp lí, điều kiện thi công cụ thể, phải chú ý giảm đến mức tối thiểu vật liệu, công sức và giá thành xây dựng.

Khi thiết kế kết cấu làm việc trong môi trường xâm thực và có độ ẩm lớn phải có những biện pháp bảo vệ kết cấu chống ăn mòn.

1. 3. Đối với kết cấu đổ bê tông tại chỗ cần chú ý thống nhất hoá các kích thước và cần chú ý dùng các khung cốt thép không gian.

Đối với kết cấu lắp ghép cần:

- Chú ý đến việc sản xuất cấu kiện trong các xí nghiệp chuyên môn, cơ giới hoá: Chọn kích thước cấu kiện có độ lớn hợp lí, phù hợp với thiết bị cẩu lắp cũng như điều kiện sản xuất và vận chuyển;

- Đặc biệt chú ý đến độ bền vững của mối nối. Kết cấu mối nối cần bảo đảm việc truyền lực một cách chắc chắn, bảo đảm độ bền của chính cấu kiện ở trong vùng nối cũng như bảo đảm sự dính kết của bê tông mới đổ thêm với bê tông cũ của kết cấu.

- Khi chọn kết cấu lắp ghép nên ưu tiên dùng bê tông cốt thép ứng lực trước với bê tông cốt thép cường độ cao, cũng như nên dùng các loại bê tông nhẹ nếu như không bị hạn chế về điều kiện sử dụng.

1.4. Trong các kết cấu thi công của kết cấu hay trong bản thuyết minh kèm theo phải ghi rõ những vấn đề cần thiết mà chưa được thể hiện đầy đủ bằng hình vẽ để bảo đảm cho việc chế tạo và thi công được chính xác.

Chú thích:

1. Thiết lập bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép theo TCVN 2253 : 1977

2. Các yêu cầu về thành phần bê tông, nhóm cốt thép và khi cần thì ghi cả mác thép, phương pháp nối cốt thép, khoảng cách giữa các cốt thép tại các tiết diện chính, bề dày lớp bảo vệ, những yêu cầu về thi công mối nối, sơ đồ của cấu kiện lắp ghép khi vận chuyển và cẩu lắp v .v… Trong bản vẽ tổng thể của kết cấu ghi cả sơ đồ tính toán và sơ đồ tải trọng.

Những yêu cầu tính toán cơ bản

1.5. Kết cấu bê tông cốt thép cần phải thoả mãn những yêu cầu về tính toán theo hai nhóm trạng thái giới hạn:

a) Theo nhóm trạng thái giới hạn thứ nhất nhằm đảm bảo khả năng chịu lực của kết cấu. Cụ thể là bảo đảm cho kết cấu:

- Không bị phá hoại do tác dụng của tải trọng và tác động;

- Không bị mất ổn định về hình dáng hoặc về vị trí;

- Không bị phá hoại vì mỏi;

- Không bị phá hoại do tác dụng đồng thời của các nhân tố về lực và những ảnh hưởng bất lợi của môi trường.

b) Theo nhóm trạng thái giới hạn thứ hai nhằm bảo đảm sự làm việc bình thường của kết cấu. Cụ thể cần hạn chế:

- Khe nứt không mở rộng quá giới hạn cho phép hoặc không được xuất hiện

- Không có những biến dạng quá giới hạn cho phép (độ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:1991 về kết cấu bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế

  • Số hiệu: TCVN5574:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản