Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CÂY GIỐNG BƠ - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Avocado Grafted Seedling - Techical requirements
Lời nói đầu
TCVN 9301:2013 được chuyển đổi từ 10 TCN 630:2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9301:2013 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÂY GIỐNG BƠ - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Avocado Grafted Seedling - Techical requirements
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho cây giống bơ thuộc loài Persea americana Mill. được nhân bằng phương pháp ghép.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Cây đầu dòng (Elite trees)
Cá thể cây trưởng thành, đạt được các tiêu chí tuyển chọn về năng suất, chất lượng và sức chống chịu; được cơ quan có thẩm quyền công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống.
2.2
Vườn cây đầu dòng (Budwood orchards)
Vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng hoặc từ giống gốc nhập nội, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống.
2.3
Mã hiệu nguồn giống (Code of planting material sources)
Ký hiệu của cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng do cơ quan có thẩm quyền quy định.
2.4
Mã hiệu lô cây giống (Code of planting material lot)
Ký hiệu của lô cây giống để xác định nguồn gốc của lô cây giống đó do tổ chức, cá nhân sản xuất giống tự đặt theo quy định.
3.1 Yêu cầu đối với bầu cây
3.1.1 Giá thể ruột bầu
Thành phần giá thể ruột bầu gồm: 80 % đất mặt tơi xốp + 20 % phân hữu cơ hoai mục (tính theo khối lượng) và bổ sung khoảng 15 gam phân lân; hoặc có thể sử dụng các loại vật liệu khác như xơ dừa, trấu hun… Trước hoặc sau khi đóng bầu và trước khi gieo hạt làm gốc ghép, giá thể ruột bầu cần được xử lý bằng thuốc trừ nấm.
3.1.2 Túi bầu
Túi làm bằng nhựa dẻo Polyetylen (PE), dày 0,2 mm, có màu tối hoặc màu đen; kích thước (14 cm đến 16 cm) x (28 cm đến 34 cm). Mỗi túi có từ 12 đến 16 lỗ thoát nước có đường kính từ 0,6 cm đến 0,8 cm, được phân bố đều ở nửa dưới của bầu.
3.1.3 Quy cách bầu
Hỗn hợp vật liệu ruột bầu chiếm gần hết thể tích túi bầu, thấp hơn mép bầu khoảng 1 cm và được nén chặt vừa phải trước khi gieo hạt làm gốc ghép. Lưng bầu không nhăn nhúm hoặc bị gẫy gập.
3.2 Yêu cầu đối với gốc ghép
3.2.1 Giống làm gốc ghép
Giống làm gốc ghép là giống trồng tại địa phương, có khả năng tiếp hợp tốt với giống cho chồi ghép và chống chịu tốt với sâu bệnh.
Hạt gieo để làm gốc ghép phải có kích cỡ lớn, lấy từ quả đã già, chín và không còn dính thịt quả. Không lấy hạt từ quả bị bệnh hoặc quả rụng trên nền đất vườn có cây bệnh.
3.2.2 Tiêu chuẩn cây gốc ghép
Tiêu chuẩn cây gốc ghép được quy định trong bảng 1.
Bảng 1 - Tiêu chuẩn cây gốc ghép
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 465:2001 về cây giống vải do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 466:2001 về cây giống hồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 473:2001 về cây giống xoài do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 474:2001 về cây giống chôm chôm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 475:2001 về cây giống măng cụt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 476:2001 về cây giống nhãn Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 477:2001 về cây giống sầu riêng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 530:2002 về cây giống chuối tiêu nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9015-2:2011 về Cây trồng - Xác định hàm lượng canxi và magiê tổng số - Phần 2: Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 608/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 465:2001 về cây giống vải do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 466:2001 về cây giống hồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 473:2001 về cây giống xoài do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 474:2001 về cây giống chôm chôm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 475:2001 về cây giống măng cụt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 476:2001 về cây giống nhãn Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 477:2001 về cây giống sầu riêng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 530:2002 về cây giống chuối tiêu nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9015-2:2011 về Cây trồng - Xác định hàm lượng canxi và magiê tổng số - Phần 2: Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9301:2013 về Cây giống bơ - Yêu cầu kỹ thuật
- Số hiệu: TCVN9301:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra