Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Lời nói đầu
TCVN 8735:2012 được chuyển đổi từ Tiêu chuẩn 14 TCN 185:2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 8735:2012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
ĐÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA ĐÁ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Rock for hydraulic engineering construction - Laboratory test method for determination of specific gravity of rocks
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại đá nền và đá vật liệu, dùng cho xây dựng các công trình thủy lợi.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này
TCVN 8733:2012, Đá xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, lựa chọn mẫu đá dùng cho các thí nghiệm trong phòng.
3. Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu
Tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa, ký hiệu, đơn vị tính sau đây:
3.1. Khối lượng riêng của đá (specific gravity of rock)
Là khối lượng một đơn vị thể tích các hạt khoáng tạo đá (không kể lỗ rỗng), đồng nghĩa với khối lượng một đơn vị thể tích pha cứng, ký hiệu là rs, đơn vị tính bằng gam trên centimet khối (g/cm3).
4.1. Mẫu đá dùng cho thí nghiệm phải đảm bảo về chất lượng và số lượng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 8733:2012.
4.2. Có hai phương pháp thí nghiệm để xác định khối lượng riêng của đá, cần dựa vào các quy định về đặc tính của đá mà lựa chọn phương pháp áp dụng cho phù hợp:
a/ Phương pháp đun sôi được áp dụng cho các loại đá không bị hòa tan và biến đổi khi tác dụng với nước.
b/ Phương pháp chân không được áp dụng cho các loại đá dễ hòa tan trong nước hoặc chứa hữu cơ.
4.3. Đối với mỗi mẫu đá phải tiến hành hai mẫu thử đồng thời, trong cùng một điều kiện. Khối lượng riêng của mẫu đá được lấy bằng giá trị trung bình số học của kết quả hai mẫu thử có độ chênh lệch nhau không vượt quá 0,02 g/cm3; nếu, kết quả của hai mẫu thử có độ chênh lệch vượt quá quy định thì phải tiến hành thí nghiệm mẫu bổ sung, rồi lấy kết quả của hai mẫu thử có độ chênh lệch trong phạm vi cho phép để tính toán.
4.4. Ghi chép các số liệu thí nghiệm vào sổ thí nghiệm và ghi chép kết quả thí nghiệm vào Bảng A.1 Phụ lục A.
5.1. Phương pháp đun sôi
5.1.1. Phạm vi áp dụng
Được quy định tại điểm a Điều 4.2.
5.1.2. Thiết bị, dụng cụ, vật tư
- Bình tỉ trọng có dung tích 100 cm3 (100 ml) có hai loại bình: bình cổ ngắn và bình cổ dài đều dùng được.
CHÚ THÍCH:
Bình tỉ trọng cổ ngắn có nút đậy khít, nút có lỗ nhỏ ở đường kính 0,3 mm ở chính tâm và thông suốt chiều dọc nút gọi là ống mao quản; bình tỉ trọng cổ dài thì có vạch khắc sẵn đánh dấu
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 14TCN 183:2006 về đá xây dựng công trình thủy lợi – phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, lựa chọn mẫu thí nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 14TCN 184:2006 về đá xây dựng công trình thủy lợi – phương pháp phân tích thạch học bằng soi kính lát mỏng để xác định tên đá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8734:2012 về Đá xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp phân tích thạch học bằng soi kính lát mỏng để xác định tên đá
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2012 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật khoan máy trong công tác khảo sát địa chất
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10321:2014 về Đá xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm, độ hút nước trong phòng thí nghiệm
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10323:2014 về Đá xây dựng - Phương pháp xác định độ bền cắt trong phòng thí nghiệm
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10324:2014 về Đá xây dựng - Phương pháp xác định độ bền nén trong phòng thí nghiệm
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 3571/QĐ-BKHCN năm 2012 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 14TCN 183:2006 về đá xây dựng công trình thủy lợi – phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, lựa chọn mẫu thí nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 14TCN 184:2006 về đá xây dựng công trình thủy lợi – phương pháp phân tích thạch học bằng soi kính lát mỏng để xác định tên đá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 14TCN 185:2006 về đá xây dựng công trình thủy lợi – phương pháp xác định khối lượng riêng của đá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8733:2012 về Đá xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, lựa chọn và bảo quản mẫu đá dùng cho các thí nghiệm trong phòng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8734:2012 về Đá xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp phân tích thạch học bằng soi kính lát mỏng để xác định tên đá
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2012 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật khoan máy trong công tác khảo sát địa chất
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10321:2014 về Đá xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm, độ hút nước trong phòng thí nghiệm
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10323:2014 về Đá xây dựng - Phương pháp xác định độ bền cắt trong phòng thí nghiệm
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10324:2014 về Đá xây dựng - Phương pháp xác định độ bền nén trong phòng thí nghiệm
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8735:2012 về Đá xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định khối lượng riêng của đá trong phòng thí nghiệm
- Số hiệu: TCVN8735:2012
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2012
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra