ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Soils for hydraulic engineering constructioin - Terminologies and definition
Lời nói đầu
TCVN 8732:2012 được chuyển đổi từ 14 TCN 154:2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 8732:2012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.
ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Soils for hydraulic engineering constructioin - Terminologies and definition
1. Phạm vi áp dụng (Scope)
Tiêu chuẩn này quy định sử dụng thống nhất các thuật ngữ Địa chất Công trình, áp dụng cho tất cả các loại đất thiên nhiên, sử dụng trong xây dựng công trình thủy lợi.
2. Các thuật ngữ mô tả đất (Terminologies gor description of soils)
2.1 Khái niệm chung về đất (soil - general concepts)
2.1.1. Đất (soils)
Về phương diện địa chất công trình, đất là vật thể địa chất thuộc lớp vỏ trái đất ở thể mềm, rời đặc trưng; giữa các hạt rắn tạo đất không có hoặc có không đáng kể các liên kết kết tinh hoặc liên kết xi măng.
2.1.2. Đất xây dựng công trình thủy lợi (soils for hydraulic construction)
Là đất được dùng làm nền, làm môi trường chứa nước và dẫn nước, làm vật liệu đắp thân công trình thủy lợi (đê, đập, sân phủ, tường chắn, chân khay, tầng lọc, v.v…).
2.2. Nguồn gốc thành tạo địa chất, tuổi và kiểu trầm tích (geological formation, age and type of deposits)
Là nguồn gốc hình thành của đất trong điều kiện tự nhiên, được xét theo quan điểm địa chất công trình, nó phản ánh quá trình hình thành và đặc điểm, bản chất của thành tạo trong thiên nhiên thuộc kỷ Đệ tứ (Q).
Các loại đất, thuộc kỷ Đệ tứ (Q), được phân loại theo quá trình và đặc điểm thành tạo như sau:
2.2.1. Đất tàn tích (eluvi; eQ)
Là đất được hình thành từ các vật liệu sinh ra trong quá trình phong hóa vật lý và hóa học của các loại đá; sản phẩm phong hóa này không bị dịch chuyển hoặc dịch chuyển ít, cơ bản là nằm lại tại chỗ. Đặc điểm chính của thành tạo như sau:
- các loại đất sét và đất bụi là sản phẩm phong hóa triệt để của đá gốc; thành phần khoáng vật và tính chất của đất phụ thuộc nhiều vào quá trình phong hóa, đặc điểm địa hình, địa mạo và thành phần thạch học của đá gốc.
- các loại đất chứa dăm, mảnh đá là sản phẩm phong hóa chưa triệt để của đá gốc; nói chung, đất của đới này thường chặt hơn, chứa nhiều dăm, mảnh đá hơn với độ phong hóa kém dần theo chiều sâu.
2.2.2. Đất sườn tích (delluvi; dQ)
Là đất được hình thành trong quá trình phong hóa vật lý và hóa học các đá; vật liệu phong hóa được vận chuyển và trầm tích do trọng trường. Đặc điểm chính của thành tạo như sau:
- đất trầm tích tại sườn đồi, sườn núi, vật liệu thường gồm nhiều đá lăn, tảng lăn;
- đất hình thành do trượt hoặc sụt lở có thành phần hạt từ sét đến tảng lăn với thành phần bất đồng nhất.
2.2.3. Đất trầm tích, bồi tích sông (alluvi; aQ)
Là đất được hình thành từ các vật liệu hạt khoáng được vận chuyển và trầm tích do hoạt động của dòng sông. Đặc điểm chính của thành tạo như sau:
- đất trầm tích dọc bờ, thềm sông với vật liệu hạt nhỏ, hạt mịn tạo nên các đất hạt mịn, đất cát pha sét hoặc bụi.
- đất trầm tích lòng sông
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8731:2012 về Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định độ thấm nước của đất bằng thí nghiệm đổ nước trong hố đào và trong hố khoan tại hiện trường
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12884-1:2020 về Bột khoáng dùng cho hỗn hợp đá trộn nhựa - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10184:2021 về Đất xây dựng - Thí nghiệm cắt cánh hiện trường cho đất dính
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 3571/QĐ-BKHCN năm 2012 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 về đất xây dựng công trình thủy lợi – phân loại
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8731:2012 về Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định độ thấm nước của đất bằng thí nghiệm đổ nước trong hố đào và trong hố khoan tại hiện trường
- 6Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 154:2006 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Thuật ngữ và định nghĩa
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12884-1:2020 về Bột khoáng dùng cho hỗn hợp đá trộn nhựa - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10184:2021 về Đất xây dựng - Thí nghiệm cắt cánh hiện trường cho đất dính
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8732:2012 về Đất xây dựng công trình thủy lợi - Thuật ngữ và định nghĩa
- Số hiệu: TCVN8732:2012
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2012
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực