Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8149 : 2009

ISO 1739 : 2006

BƠ - XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ KHÚC XẠ CỦA CHẤT BÉO

(PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)

Butter - Determination of the refractive index of the fat

(Reference method)

Lời nói đầu

TCVN 8149 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 1739:2006;

TCVN 8149 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BƠ - XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ KHÚC XẠ CỦA CHẤT BÉO

(PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)

Butter - Determination of the refractive index of the fat

(Reference method)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn để xác định chỉ số khúc xạ của chất béo thu được từ bơ tan chảy.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6510 (ISO 1740), Bơ và sản phẩm chất béo của sữa - Xác định độ axít của chất béo (Phương pháp chuẩn).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

Chỉ số khúc xạ của chất béo từ bơ (refractive index of the fat from butter)

Tỉ số giữa vận tốc ánh sáng ở bước sóng xác định ở 40 oC (ánh sáng của natri) trong không khí và trong chất béo.

CHÚ THÍCH: Theo lý thuyết, có hai tia sáng của natri và tỉ số như trên phải tính theo vận tốc của ánh sáng trong chân không, không phải trong không khí. Trên thực tế, ánh sáng của natri có thể xem như đơn sắc và tỉ số nêu trên tính theo vận tốc ánh sáng trong không khí.

4. Nguyên tắc

Chỉ số khúc xạ của chất béo thu được từ bơ tan chảy được đo bằng máy đo khúc xạ thích hợp.

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Máy đo khúc xạ, có thang chia độ theo đơn vị chỉ số khúc xạ đến chữ số thập phân thứ ba và có lăng kính được gia nhiệt bằng cách sử dụng chất lỏng tuần hoàn ở 40 oC, nhiệt độ tĩnh nhiệt được kiểm soát trong phạm vi ± 0,1 oC.

5.2. Nguồn sáng, đèn hơi natri

Có thể sử dụng ánh sáng trắng nếu máy đo khúc xạ được trang bị bộ lọc sắc.

6. Lấy mẫu

Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

Việc lấy mẫu không được quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707).

7. Cách tiến hành

7.1. Chuẩn bị mẫu thử

Để tách chất béo, làm tan chảy mẫu và để yên từ 2 h đến 3 h ở 50 oC đến 60 oC. Sau đó gạn và lọc mẫu qua giấy lọc khô. Lọc thêm một lần nữa nếu dịch lọc không trong. Dùng chất béo đã làm tan chảy và đã lọc trong, trộn kỹ và không có nước.

7.2. Xác định

Chuẩn bị và hiệu chỉnh máy đo khúc xạ theo hướng dẫn sử dụng thiết bị của nhà sản xuất. Chỉnh nhiệt độ của mẫu đến (40 ± 0,1) oC.

Cho vài giọt chất béo (đã chuẩn bị theo 7.1) vào giữa lăng kính của máy đo khúc xạ sao cho phủ kín hết khoảng trống của lăng kính. Đợi vài phút để chất béo cân bằng đến nhiệt độ của lăng kính.

Đọc kết quả, lấy đến độ chia thứ mười (nghĩa là tính đến chữ số thập phân thứ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8149:2009 (ISO 1739 : 2006) về Bơ - Xác định chỉ số khúc xạ của chất béo (Phương pháp chuẩn)

  • Số hiệu: TCVN8149:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản