Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7848-1:2015

ISO 5530-1:2013

BỘT MÌ - ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CỦA KHỐI BỘT NHÀO - PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ HẤP THỤ NƯỚC VÀ TÍNH LƯU BIẾN BẰNG FARINOGRAPH

Wheat flour - Physical characteristics of doughs - Part 1: Determination of water absorption and rheological properties using a farinograph

Lời nói đầu

TCVN 7848-1:2015 thay thế TCVN 7848-1:2008;

TCVN 7848-1:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 5530-1:2013;

TCVN 7848-1:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ tiêu chuẩn TCVN 7848 (ISO 5530), Bột mì - Đặc tính vật lý của khối bột nhào, gồm các phần sau đây:

- TCVN 7848-1:2015 (ISO 5530-1:2013), Phần 1: Xác định độ hấp thụ nước và đặc tính lưu biến bằng farinograph;

- TCVN 7848-2:2015 (ISO 5530-2:2012), Phần 2: Xác đnh đặc tính lưu biến bằng extensograph;

- TCVN 7848-3:2008 (ISO 5530-3:1988), Phần 3: Xác định đặc tính hút nước và đặc tính lưu biến bằng valorigraph.

 

BỘT MÌ - ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CỦA KHỐI BỘT NHÀO - PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ HẤP THỤ NƯỚC VÀ TÍNH LƯU BIẾN BẰNG FARINOGRAPH

Wheat flour - Physical characteristics of doughs - Part 1: Determination of water absorption and rheological properties using a farinograph

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp dùng farinograph để xác định độ hấp thụ nước của bột mì và đặc tính nhào trộn của khối bột nhào làm từ bột mì sử dụng quy trình khối lượng không đổi của bột mì hoặc của khối lượng bột nhào.

Phương pháp này có thể áp dụng cho bột của hạt lúa mì thương mại và bột của hạt lúa mì dùng cho thử nghiệm (Triticum aestivum L.).

CHÚ THÍCH Tiêu chuẩn này dựa trên phương pháp ICC 115/1[1] và phương pháp AACC 54-21.2[2].

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 712, Cereals and cereal products - Determination of moisture content - Reference method (Ngũ cốc và sn phm ngũ cốc - Xác định độ m - Phương pháp chuẩn).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Độ quánh (consistency)

Độ bền của khối bột khi được nhào trộn trong máy farinograph với tốc độ xác định không đổi.

CHÚ THÍCH: Độ bền được biểu thị bằng đơn vị không thứ nguyên (xem 3.2).

3.2

Đơn v farinograph (farinograph unit)

FU

Đơn vị không thứ nguyên của độ quánh trên farinograph

CHÚ THÍCH 1 Xem 6.1 về biểu thức toán học của đơn vị farinograph.

CHÚ THÍCH 2 Cũng có thể định nghĩa "đơn vị farinograph (FU)" là momen xoắn của 100 g.cm, được đo trong trục của máy trộn.

3.3

Độ quánh tối đa (maximum consistency)

Độ quánh đo tại thờ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7848-1:2015 (ISO 5530-1:2013) về Bột mì - Đặc tính vật lý của khối bột nhào - Phần 1: Xác định độ hấp thụ nước và tính lưu biến bằng farinograph

  • Số hiệu: TCVN7848-1:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản