Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
RAU, QUẢ VÀ SẢN PHẨM RAU QUẢ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT SORBIC
Fruit, vegetable and derived products - Dertermination of acid sorbic content
Lời nói đầu
TCVN 7807:2013 thay thế ISO 7807:2007;
TCVN 7807:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 5519:2008;
TCVN 7807:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục tiêu chuẩn Đo lượng Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Việc xác định hàm lượng axit sorbic trong rau, quả và các sản phẩm từ rau quả đã được nghiên cứu trong nhiều dự án trong đó axit được sử dụng làm thuốc diệt nấm, đặc biệt là trong rượu vang. Vì axit này bay hơi mạnh (giống với axit axetic), nên quá trình chiết đơn giản nhất là lôi cuốn bằng hơi nước. Phương pháp này có ưu điểm là tạo ra dung dịch nước axit sorbic gần như tinh khiết.
Trong tiêu chuẩn này nêu hai kỹ thuật xác định lượng axit sorbic chứa trong dung dịch này như sau:
- Kỹ thuật A: đo quang phổ trong dải UV, được thực hiện sau khi oxy hóa sulfua dioxit, mà có thể gây nhiễu đến phép thử. Sự oxy hóa tự xảy ra trong vài phút trong không khí, sau khi thêm một lượng vết chất xúc tác đồng. Tinh dầu tự nhiên của trái cây giống cam chanh không gây nhiễu đến phép xác định khi có mặt với một lượng nhỏ trong nước quả không bổ sung tinh dầu. Khi trong nước quả có một lượng tinh dầu đáng kể, thì có thể loại chúng trước bằng cùng phương pháp như áp dụng trong kỹ thuật B.
- Kỹ thuật B: kỹ thuật đo màu dựa trên phản ứng Schmidt's, trong kỹ thuật này cần loại bỏ etanol và tinh dầu bằng cách cho bay hơi phần dịch lỏng của sản phẩm chưng cất. Kỹ thuật này không nhanh như kỹ thuật A nhưng cho kết quả tương đương, sử dụng kỹ thuật này khi kỹ thuật đo quang phổ trong dải UV không sử dụng được.
Việc gây nhiễu do tinh dầu tỏi, hành hoặc tỏi tây có thể được loại bỏ bằng kỹ thuật bay hơi phần dịch lỏng của sản phẩm chưng cất.
RAU, QUẢ VÀ SẢN PHẨM RAU QUẢ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT SORBIC
Fruit, vegetable and derived products - Dertermination of acid sorbic content
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chiết axit sorbic có trong rau, quả và các sản phẩm rau quả và hai kỹ thuật axit sorbic chiết được.
Mẫu thử được đồng hóa, sau đó axit sorbic có trong mẫu thử được lôi cuốn bằng hơi nước. Xác định axit sorbic trong dịch chưng cất thu được, bằng kỹ thuật đo quang phổ trong dải cực tím (kỹ thuật A) hoặc bằng kỹ thuật đo quang hoặc đo quang phổ màu hồng thu được sau khi oxy hóa bằng axit cromic và sau đó xử lý bằng axit thiobabituric (kỹ thuật B).
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước có chất lượng tương đương.
3.1. Axit tartaric [COOH (CH OH)2 COOH], dạng tinh thể.
3.2. Axit sorbic [CH3(CH:CH)2COOH], dung dịch chuẩn 0,010 g/l, được chuẩn bị theo một trong các phương pháp sau (3.2.1 hoặc 3.2.2).
3.2.1. Hòa tan 0,100 g axit sorbic trong 10 ml đến 12 ml dung dịch natri hydroxit 0,1 N. Chuyển định lượng vào bình định mức 1000 ml và pha loãng bằng nước đến vạch. Cho 100 ml dung dịch thu được cho vào bình 1 000 ml thứ hai và pha loãng bằng nước đến vạch.
3.2.. Hòa tan 0,134 g kali sorbat, CH3(CH:CH)2COOK, (đã được kết tinh và sấy khô đến khối lượng không đổi ở 105 oC hoặc để trong bình hút ẩm trên axit sulfuric đậm đặc) vào nước đựng trong bình định mức 1 000 ml và pha loãng bằng nước đến vạch. Cho 100 ml dung dịch thu được vào bình 1 000 ml thứ hai và pha loãng bằng nước đ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8118:2009 (ISO 5516 : 1978) về rau quả và sản phẩm rau quả - Phân hủy chất hữu cơ trước khi phân tích - Phương pháp tro hóa Fruits
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9041:2012 (ISO 7466:1986) về sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng 5-hydroxymethylfurfural (5-HMF)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9042-2:2012 (ISO 6558-2 : 1992) về rau quả và sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng Caroten - Phần 2: Phương pháp thông dụng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9991:2013 (ISO 3659:1977) về Rau quả - Làm chín sau khi bảo quản lạnh
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8118:2009 (ISO 5516 : 1978) về rau quả và sản phẩm rau quả - Phân hủy chất hữu cơ trước khi phân tích - Phương pháp tro hóa Fruits
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7807:2007 (ISO 5519:1978) về rau, quả và sản phẩm rau, quả - Xác định hàm lượng axit sorbic
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9041:2012 (ISO 7466:1986) về sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng 5-hydroxymethylfurfural (5-HMF)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9042-2:2012 (ISO 6558-2 : 1992) về rau quả và sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng Caroten - Phần 2: Phương pháp thông dụng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9991:2013 (ISO 3659:1977) về Rau quả - Làm chín sau khi bảo quản lạnh
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7807:2013 (ISO 5519:2008) về Rau, quả và sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng axit sorbic
- Số hiệu: TCVN7807:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra