THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - AN TOÀN - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Information technology equypment - Safety - Part 1: General requyrements
Lời nói đầu
TCVN 7326-1 : 2003 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 60950-1 : 2001;
TCVN 7326-1 : 2003 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E10 Thiết bị công nghệ thông tin biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Lời giới thiệu
0. Nguyên tắc an toàn
Các nguyên tắc sau được Ban kỹ thuật 74 của IEC thông qua khi xây dựng tiêu chuẩn này.
Các nguyên tắc này không bao hàm các tính năng hoặc các đặc tính chức năng của thiết bị.
Các từ được viết dưới dạng chữ viết hoa nhỏ là các thuật ngữ được định nghĩa trong 1.2 của tiêu chuẩn này.
0.1. Nguyên tắc an toàn chung
Thực chất, các nhà thiết kế đều hiểu nguyên tắc cơ bản của các yêu cầu về an toàn để họ có thể bố trí thiết bị an toàn.
Các nguyên tắc này không thay thế cho các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn này, nhưng được thiết kế để cung cấp cho các nhà thiết kế sự đánh giá nền tảng của các yêu cầu này. Khi thiết bị liên quan đến công nghệ và vật liệu hoặc các phương pháp kết cấu không được đề cập rõ ràng, thiết kế thiết bị cần có mức an toàn không nhỏ hơn mức được mô tả trong các nguyên tắc an toàn này.
Các nhà thiết kế không những chỉ phải tính đến các điều kiện làm việc bình thường của thiết bị mà còn phải tính đến các điều kiện sự cố có thể xảy ra, các sự cố tiếp theo, việc sử dụng sai có thể dự đoán trước và các ảnh hưởng bên ngoài ví dụ như nhiệt độ, độ cao so với mực nước biển, độ nhiễm bẩn, độ ẩm, quá điện áp trên nguồn lưới và quá điện áp MẠNG VIỄN THÔNG hoặc HỆ THỐNG CHIA CÁP.
Lưu ý các ưu tiên dưới đây khi xác định biện pháp thiết kế:
- khi có thể, quy định tiêu chí thiết kế để loại bỏ, giảm bớt hoặc đề phòng nguy hiểm;
- khi không thể thực hiện được các quy định trên, vì nếu thực hiện thì chức năng của thiết bị sẽ bị suy giảm, cần quy định các biện pháp bảo vệ độc lập của thiết bị, ví dụ như thiết bị bảo vệ riêng biệt (không được quy định trong tiêu chuẩn này);
- khi không thể thực hiện các biện pháp nêu trên, hoặc để bổ sung cho các biện pháp này, cần quy định các điều khoản ghi nhãn và hướng dẫn liên quan đến rủi ro còn lại.
Có hai loại đối tượng cần xem xét đến nhu cầu an toàn của họ, NGƯỜI SỬ DỤNG (hoặc NGƯỜI THAO TÁC) và NGƯỜI BẢO TRÌ.
NGƯỜI SỬ DỤNG là thuật ngữ áp dụng cho tất cả mọi người không phải NGƯỜI BẢO TRÌ. Các yêu cầu bảo vệ cần coi rằng NGƯỜI SỬ DỤNG không được đào tạo để nhận biết nguy hiểm, nhưng cũng không cố ý tạo ra các tình huống nguy hiểm. Do đó, các yêu cầu về bảo vệ cho người lau chùi và người quan sát ngẫu nhiên cũng như NGƯỜI SỬ DỤNG được ấn định. Nhìn chung, NGƯỜI SỬ DỤNG không được chạm tới các bộ phận nguy hiểm, và với mục đích này, các bộ phận nguy hiểm chỉ được nằm trong KHU VỰC NGƯỜI BẢO TRÌ TIẾP CẬN hoặc trong thiết bị được đặt trong VỊ TRÍ CẤM TIẾP CẬN.
Khi NGƯỜI SỬ DỤNG được phép vào các VỊ TRÍ CẤM TIẾP CẬN t
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1 : 2001) về Thiết bị công nghệ thông tin - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung
- Số hiệu: TCVN7326-1:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 31/12/2003
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực