Hệ thống pháp luật

TCVN 7211:2002

RUNG ĐỘNG VÀ VA CHẠM - RUNG ĐỘNG DO PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - PHƯƠNG PHÁP ĐO

Vibration and shock - Vibration emitted by road traffic - Method of measurement

 

Lời nói đầu

TCVN 7211:2002 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC43/SC 1 Rung động và va chạm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

RUNG ĐỘNG VÀ VA CHẠM - RUNG ĐỘNG DO PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - PHƯƠNG PHÁP ĐO

Vibration and shock - Vibration emitted by road traffic - Method of measurement

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo rung do hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ (sau đây gọi là phương tiện) gây ra cho các khu vực công cộng và dân cư như đề cập trong TCVN 7210:2002.

Tiêu chuẩn này áp dụng để khảo sát, đánh giá rung do các phương tiện tham gia giao thông tác động đến môi trường của khu vực công cộng và dân cư nơi có các đường giao thông chạy qua.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 7210:2002 Rung động và va chạm - Rung động do phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư.

TCVN 6964-1:2001 (ISO 2631-1:1997) Rung động và chấn động cơ học - Đánh giá sự tiếp xúc của con người với rung toàn thân - Phần 1: Yêu cầu chung.

3. Thuật ngữ, định nghĩa

3.1. Giá trị đỉnh tương đương (EQ peak): là giá trị trung bình các giá trị cực đại của gia tốc rung trong một khoảng thời gian.

3.1. Giá trị hiệu dụng (r.m.s): là giá trị trung bình bình phương, được xác định theo công thức:

Trong đó

arms là giá trị hiệu dụng của gia tốc rung r.m.s, tính bằng mét trên giây bình phương;

a(t) là gia tốc rung, tính bằng mét trên giây bình phương;

T là khoảng thời gian đo, tính bằng giây.

3.3. Điểm đo cơ bản (base measurement point)

Là điểm đo nằm trên đường ranh giới giữa đường giao thông và khu công cộng - dân cư.

3.3. Điểm đo suy giảm (attennation measurement point)

Là các điểm đo để đo mức rung suy giảm, nằm trong phạm vi khu vực công cộng - dân cư, trên đường lan truyền rung từ điểm đo cơ bản và nối tiếp nhau, cách đều nhau 3 m hoặc 5 m.

4. Thiết bị

4.1. Phải dùng các thiết bị đo chuyên dụng ít nhất là có các đặc tính kỹ thuật cần thiết như nêu trong 4.3 của tiêu chuẩn này và các đặc tính đó phải tương thích giữa các bộ phận với nhau. Các thiết bị đo phải được hiệu chuẩn theo hướng dẫn của hãng sản xuất.

4.2. Hệ thống đo ít nhất phải gồm các thiết bị sau:

- Đầu đo

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7211:2002 về Rung động và va chạm - Rung động do phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo

  • Số hiệu: TCVN7211:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản