Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7078-2 : 2007

ISO 7503-2 : 1988

AN TOÀN BỨC XẠ - ĐÁNH GIÁ NHIỄM XẠ BỀ MẶT - PHẦN 2: NHIỄM XẠ TRITI TRÊN BỀ MẶT

Radiation protection - Evaluation of surface contamination - Part 2: Tritium surface contamination

Lời nói đầu

TCVN 7078-2 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 7503-2 : 1988.

TCVN 7078-2 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/ TC 85 “An toàn bức xạ” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 7078 gồm các tiêu chuẩn sau, với tên chung An toàn bức xạ - Đánh giá nhiễm xạ bề mặt

- TCVN 7078-1:2002 (ISO 7503-1 : 1988) Phần 1: Nguồn phát bêta (năng lượng bêta cực đại lớn hơn 0,15 MeV) và nguồn phát anpha.

- TCVN 7078-2:2007 (ISO 7503-2 : 1988) Phần 2: Nhiễm xạ triti trên bề mặt

 

AN TOÀN BỨC XẠ - ĐÁNH GIÁ NHIỄM XẠ BỀ MẶT - PHẦN 2: NHIỄM XẠ TRITI TRÊN BỀ MẶT

Radiation protection - Evaluation of surface contamination - Part 2: Tritium surface contamination

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá nhiễm xạ triti trên bề mặt thiết bị và cơ sở làm việc, vật chứa vật liệu phóng xạ và nguồn phóng xạ kín.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để đánh giá nhiễm xạ triti trên bề mặt da và quần áo.

CHÚ THÍCH: Việc đánh giá nhiễm xạ bề mặt từ các chất phát bức xạ bêta (năng lượng bức xạ bêta cực đại lớn hơn 0,15 MeV) và các chất phát bức xạ anpha được đề cập trong TCVN 7078-1 (ISO 7503-1). Các nhân phóng xạ quan trọng khác, (ví dụ như các chất phát xạ theo cơ chế bắt điện tử và dịch chuyển đồng phân) sẽ được đề cập đến trong tiêu chuẩn khác sau này.

2. Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Nhiễm xạ triti trên bề mặt (triti surface contamination)

Tổng hoạt độ của triti hấp phụ trên bề mặt và hấp phụ trong bề mặt.

2.2. Nhiễm xạ triti trên bề mặt có thể đo trực tiếp (directly measure triti surface contamination)

Phần nhiễm xạ triti trên bề mặt có thể đo trực tiếp.

2.3. Nhiễm xạ triti có thể tẩy bỏ được (removable tritium surface contamination)

Phần nhiễm xạ triti có thể tẩy bỏ hoặc chuyển rời được trong điều kiện làm việc bình thường.

CHÚ THÍCH

1 Định nghĩa cụm từ “điều kiện làm việc bình thường” là quan trọng trong việc đánh giá rủi ro từ nguy cơ hít vào và bị xâm nhập chất phóng xạ vào người khi tiếp xúc với các bề mặt nhiễm xạ: “điều kiện làm việc bình thường” được hiểu là điều kiện làm việc mà ở đó cường độ cực đại của tác động cơ học có thể dẫn đến tẩy xạ bề mặt được giới hạn ở mức sau:

- Sự tiếp xúc bình thường của cơ thể con người (có hoặc không có quần áo bảo hộ) với bề mặt bị nhiễm xạ, và

- Tiếp xúc không phá hủy với cùng một cường độ giữa các bề mặt và các bộ phận của thiết bị do con người cầm nắm trực tiếp.

Cường độ tác động trong thử nghiệm lau phải phù hợp với các dạng tác động cơ học kể trên. Một lần lau sẽ thường không thể lau hết được tất cả các chất nhiễm xạ có thể tẩy bỏ được.

2. Phải lưu ý rằng:

a) Dưới tác động hóa học từ bên ngoài (ví dụ như độ ẩm, sự ăn mòn…), hoặc các tác động vật lý từ bên ngoài (ví dụ như thay đổi nhiệt độ hoặc áp suất môi trường xung quanh, rung động, va chạm, co ngót và dãn nở,…), cũng như quá trình khuyết tán, toàn bộ hoạt độ triti có thể chuyển thành dạng nhiễm xạ có thể tẩy bỏ được.

b) Phải đánh giá đầy đủ phần nhiễm xạ triti trên bề mặt có thể bay hơi hoặc chứa các thành phần dễ bay hơi mà có thể bay hơi trong điều kiện làm việc thông thường - phần này cũng góp phần vào dạng nhiễm xạ có thể tẩy bỏ được.

2.4. Hoạt độ trên một đơn vị diện tíc

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7078-2:2007 (ISO 7503-2 : 1988) về An toàn bức xạ - Đánh giá nhiễm xạ bề mặt - Phần 2: Nhiễm xạ triti trên bề mặt

  • Số hiệu: TCVN7078-2:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản