QUẦN ÁO BẢO VỆ – YÊU CẦU CHUNG
Protective clothing - General requirements
Lời nói đầu
TCVN 6689:2000 tương đương với ISO 13688:1988 với các thay đổi biên tập cho phép.
TCVN 6689:2000 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC94 "Phương tiện bảo vệ cá nhân" biên soạn,Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
QUẦN ÁO BẢO VỆ – YÊU CẦU CHUNG
Protective clothing - General requirements
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu chung và những khuyến cáo đối với ergonomic, lão hóa, cỡ số và ghi nhãn của quần áo bảo vệ. Tiêu chuẩn cũng đưa những thông tin do các nhà sản xuất cung cấp.
ISO 105 (tất cả các phần) Sản phẩm dệt - Xác định độ bền mầu.
ISO 3175 : 1995 Sản phẩm dệt - Đánh giá độ ổn định của giặt khô bằng máy.
ISO 3635 Cỡ số quy định của quần áo - Định nghĩa và phương pháp đo cơ thể.
ISO 3758 Sản phẩm dệt - Quy tắc sử dụng biểu tượng để bảo quản.
ISO 5077 Sản phẩm dệt - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước khi giặt và làm khô.
ISO 6330 Sản phẩm dệt - Quy trình giặt và làm khô theo phương pháp gia đình để thử nghiệm sản phẩm dệt.
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Tổn hại (harm)
Tổn thương cơ thể hoặc bất lợi cho sức khỏe con người.
3.2. Nguy hiểm (hazard)
Nguồn tiềm ẩn gây tổn hại.
CHÚ THÍCH - Có nhiều yếu tố nguy hiểm khác nhau, ví dụ yếu tố nguy hiểm cơ học, hóa lạnh, nóng và/hoặc lửa, do tác nhân sinh học, phóng xạ.
Tùy thuộc vào tình huống, một số yếu tố nguy hiểm có nguồn gốc từ nhiều yếu tố nguy hiểm cụ thể. Như yếu tố nguy hiểm nhiệt là do tiếp xúc nhiệt, bức xạ nhiệt, .v.v..., và với từng yếu tố nguy hiểm đó, phải có các phương pháp thử riêng.
Các loại quần áo đặc biệt được thiết kế để chống lại các nguy hiểm xẩy ra trong các công việc cụ thể. Thí dụ tạp dề bảo vệ khi sử dụng dao cắt, quần áo sử dụng khi cưa xích, quần áo bảo vệ khi thời tiết xấu, quần áo gây chú ý và quần áo bảo vệ người đi xe máy.
3.3. Rủi ro (risk)
Là sự kết hợp khả năng gây ra tổn hại và mức độ của tổn hại đó.
3.4. Quần áo bảo vệ (protective clothing)
Quần áo mặc chùm ngoài hoặc thay thế quần áo cá nhân được thiết kế nhằm chống lại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm.
3.5. Lão hóa (ageing)
Sự thay đổi một hoặc nhiều chỉ tiêu ban đầu của vật liệu làm quần áo bảo vệ qua quá trình sử dụng.
3.6. Mức độ hoàn chỉnh (level of performance)
Con số định rõ hạng, loại cụ thể của đặc tính sản phẩm, mà theo đó các kết quả thử nghiệm có thể phân cấp được.
CHÚ THÍCH 1 - Những kết quả của việc áp dụng các phương pháp thử thích hợp có thể đánh giá đặc tính của quần áo bảo vệ chống các yếu tố nguy hiểm một cách có hiệu quả. Điều đó thích hợp trong nhiều trường hợp đối với các kết quả (từ mỗi phép thử) được phân thành
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6691:2007 (ISO 6530 : 2005) về Quần áo bảo vệ - Quần áo chống hoá chất lỏng - Phương pháp thử độ chống thấm chất lỏng của vật liệu
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6694:2010 (ISO 9185:2007) về Quần áo bảo vệ - Đánh giá khả năng chống chịu của vật liệu đối với kim loại nóng chảy văng bắn
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6875:2010 (ISO 11612 : 2008) về Quần áo bảo vệ - Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6876-2:2010 (ISO 12127-2:2007) về Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa - Xác định sự truyền nhiệt tiếp xúc qua quần áo bảo vệ hoặc vật liệu cấu thành - Phần 2: Phương pháp thử sử dụng nhiệt tiếp xúc tạo ra bằng cách thả rơi ống trụ nhỏ
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6691:2007 (ISO 6530 : 2005) về Quần áo bảo vệ - Quần áo chống hoá chất lỏng - Phương pháp thử độ chống thấm chất lỏng của vật liệu
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6694:2010 (ISO 9185:2007) về Quần áo bảo vệ - Đánh giá khả năng chống chịu của vật liệu đối với kim loại nóng chảy văng bắn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6875:2010 (ISO 11612 : 2008) về Quần áo bảo vệ - Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6876-2:2010 (ISO 12127-2:2007) về Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa - Xác định sự truyền nhiệt tiếp xúc qua quần áo bảo vệ hoặc vật liệu cấu thành - Phần 2: Phương pháp thử sử dụng nhiệt tiếp xúc tạo ra bằng cách thả rơi ống trụ nhỏ
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2000 (ISO 13688 : 1998) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung
- Số hiệu: TCVN6689:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2000
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực