Hệ thống pháp luật

TCVN 6532:1999

ISO 8833:1989

MANHETIT DÙNG TRONG TUYỂN THAN - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Magnetite for use in coal preparation - Test methods

 

Lời nói đầu

TCVN 6532:1999 hoàn toàn tương đương với ISO 8833:1989.

TCVN 6532:1999 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 27 “Nhiên liệu khoáng rắn” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

Lời giới thiệu

Yêu cầu cơ bản đối với vật liệu dùng làm huyền phù môi trường nặng là trơ, có khối lượng riêng cao và dễ thu hồi. Trong tuyển than, khoáng vật manhetit (FeO.Fe2O3) là vật liệu được dùng thông dụng nhất, không chỉ vì nó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nêu trên mà còn do quặng sắt là sản phẩm khai thác mỏ phổ biến hơn các khoáng vật khác. Giống như các khoáng vật khác, manhetit hiếm khi ở trạng thái tinh khiết mà thường có lẫn khoáng vật thải có thể có khối lượng riêng thấp hơn và ảnh hưởng đến tính chất sắt từ. Thêm nữa, cũng như các khoáng vật khác trong nhóm spinel là có thể có sự thay thế của ion hóa trị hai hoặc ba bằng ion của các kim loại khác (thí dụ Mg2+, Mn2+, Al3+, Cr3+, Mn3+). Sự biến đổi này có thể ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả của các khâu thu hồi và đặc biệt quan trọng khi thiết kế xưởng tuyển than - ở chỗ nhà chế tạo máy tuyển từ được thông báo về nguồn manhetit đưa sử dụng và nếu có thể cần được cung cấp mẫu thử.

Mục đích của tiêu chuẩn này là cung cấp các cơ sở để thử manhetit sử dụng trong tuyển than, đáp ứng cho các bên tham gia hợp đồng bán và mua manhetit, cho các kỹ sư tuyển than trong thiết kế và kiểm tra chất lượng.

Các phép thử quy định trong tiêu chuẩn này giúp cho người sử dụng lựa chọn manhetit dùng làm huyền phù nặng và cung cấp cơ sở để kiểm tra chất lượng. Không quy định thành yêu cầu kỹ thuật để áp dụng cho một nhà máy cụ thể nào.

Các phép thử quy định đảm bảo các tính chất của manhetit phù hợp cho mục đích tuyển than được thử nghiệm một cách dễ dàng và thỏa đáng.

Các tính chất này là:

a) hàm lượng ẩm;

b) thành phần độ hạt;

c) hàm lượng tổng manhetit;

d) khối lượng riêng;

e) hàm lượng tổng sắt;

f) hàm lượng sắt II;

g) các tính chất cơ bản của manh

Để đánh giá manhetit từ nguồn mới có thể yêu cầu tất cả các phép thử nêu trên. Nhưng kiểm tra định kỳ thì chỉ cần thử về độ ẩm, thành phần độ hạt, hàm lượng tổng manhetit và khối lượng riêng là đủ.

Các phép thử về tính chất cơ bản của manhetit không được mô tả bởi vì xác định các thông số tương ứng đòi hỏi các dụng cụ và kỹ thuật rất đặc biệt và nó có thể thực hiện được ở các trường đại học hoặc viện nghiên cứu, nơi có các chuyên gia giàu kinh nghiệm đo lường thực hiện. Có sự thiếu nhất trí về các thông số của manhetit là thích hợp trong phạm vi của tiêu chuẩn này. Những người có liên quan phải quyết định tính chất nào cần đo. Tuy nhiên có một vài bằng chứng để đề nghị thừa nhận là chấp nhận hướng dẫn để dễ thu hồi manhetit, thời điểm bão hòa từ là thời điểm đo độ sạch của các hạt manhetit tự nhiên.

Tiêu chu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6532:1999 (ISO 8833:1989) về Manhetit dùng trong tuyển than - Phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN6532:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản