Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6437 : 1998

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – BỘ KÝ TỰ DÙNG CHO NHẬN DẠNG QUANG HỌC OCR-VN - HÌNH DẠNG VÀ KÍCH CỠ CHỮ IN

Information Technology Character Set for Optical Recognition OCR-VN Shapes and Dimentions of the Printed Image

Lời nói đầu

TCVN 6437 : 1998 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/JTC1 “Công nghệ Thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị; Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN − BỘ KÝ TỰ DÙNG CHO NHẬN DẠNG QUANG HỌC OCR-VN − HÌNH DẠNG VÀ KÍCH CỠ CHỮ IN

Information Technology Character Set for Optical Recognition OCR-VN Shapes and Dimentions of the Printed Image

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về kích cỡ và hình dạng in được của các ký tự OCR-VN. Tiêu chuẩn này áp dụng cho in ấn và nhận dạng quang học các văn bản quốc ngữ cũng như các văn bản của nhiều thứ chữ thuộc họ La-tin.

1.2 Tiêu chuẩn này không quy định một bộ mã ký tự. Các quy định về chất lượng in ấn và quy tắc chế bản nằm trong những tiêu chuẩn khác.

1.3 Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các thiết bị in và nhận dạng quang học chữ in có thể tham khảo tiêu chuẩn này.

2 Tài liệu viện dẫn

ISO/IEC 1073-2: 1976 Công nghệ thông tin Các bộ ký tự dùng cho nhận dạng quang học

Phần 2 : Bộ ký tự OCR-B - Hình dạng và kích cỡ chữ in.

3 Khái niệm và giải thích

3.1 Bộ ký tự OCR-VN bao gồm các chữ số, chữ cái viết hoa và viết thường, các dấu câu, các biểu tượng và các dấu phụ (bao gồm dấu phụ quốc tế và dấu thanh), cho phép dùng trong in ấn và nhận dạng quang học các văn bản quốc ngữ.

3.2 Một thiết bị in (hoặc một thiết bị nhận dạng quang học chữ in) được gọi là phù hợp với tiêu chuẩn này nếu nó có thể in được (hoặc nhận dạng được) một văn bản thể hiện bằng một số hoặc toàn bộ những tập ký tự OCR-VN ở một hoặc nhiều kích cỡ đã quy định ở điều 7 của tiêu chuẩn này.

3.3 Ký tự dựng sẵn trong tiêu chuẩn này được hiểu là một ký tự trong bảng chữ cái quốc ngữ đi kèm một dấu phụ và có hình dạng chữ thường hoặc chữ hoa tạo ra bằng phương pháp dựng sẵn.

4 Quy định chung

4.1 Tiêu chuẩn ISO/IEC 1073-2 quy định bộ ký tự OCR-B có 121 ký tự, bao gồm các dấu câu, các chữ số từ "0" đến "9", các chữ hoa từ "A" đến "Z" và các chữ thường từ "a" đến "z" theo bảng chữ cái La-tin, các biểu tượng, các dấu phụ và một số chữ cái riêng của vài thứ tiếng Âu-Mỹ.

4.2 Tiêu chuẩn này quy định bộ ký tự OCR-VN có 137 ký tự, bao hàm bộ ký tự OCR-B và các ký tự riêng của quốc ngữ không có trong OCR-B (cụ thể là 14 chữ cái: "Ă", "Â", "Ê", "Ô", "Ơ", "Ư", "Đ", "ă", "â", "ê", "ô", "ơ", "ư", "đ" và 2 dấu thanh: "hỏi", "nặng" ).

4.3 Đối với phần lớn các ứng dụng nhận dạng quang học, mỗi ký tự mang dấu được xác định với hình dạng và dung sai cho trước.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6437:1998 về Công nghệ thông tin - Bộ ký tự dùng cho nhận dạng quang học OCR-VN - Hình dạng và kích cỡ chữ in

  • Số hiệu: TCVN6437:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản