Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6371 : 1998

RUNG CƠ HỌC CỦA CÁC MÁY QUAY LỚN CÓ TỐC ĐỘ TỪ 10 ĐẾN 200 VÒNG/GIÂY - ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ RUNG TẠI VỊ TRÍ LÀM VIỆC

Mechanical vibration of large rotating machines with speed range from 10 to 200 rev/s -measurement and evaluation of vibration severity in situ

Lời nói đầu

TCVN 6371 : 1998 được biên soạn dựa trên việc tham khảo tiêu chuẩn ISO 1940-1: 1986(E)

TCVN 6371 : 1998 do Tiểu ban kỹ thuật TCVN/SC1 Các vấn đề chung về cơ khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

RUNG CƠ HỌC CỦA CÁC MÁY QUAY LỚN CÓ TỐC ĐỘ TỪ 10 ĐẾN 200 VÒNG/GIÂY - ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ RUNG TẠI VỊ TRÍ LÀM VIỆC

Mechanical vibration of large rotating machines with speed range from 10 to 200 rev/s -measurement and evaluation of vibration severity in situ

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các qui tắc đánh giá rung động của các động cơ chính và các máy khác có khối lượng quay, có công suất lớn hơn 300 kw và tốc độ từ 10 đến 200 vg/s (ví dụ : động cơ điện và máy phát, tua bin hơi nước và tua bin khí, máy nén tuabo, bơm tuabo, quạt. Các máy này có thể được nối với khớp nối trục cứng hoặc đàn hồi hoặc được nối với truyền động bánh răng. Đường tâm của các trục quay có thể nằm ngang, thẳng đứng hoặc nghiêng) .

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các động cơ chính và các máy trong đó các bộ phận làm việc chính có chuyển động tịnh tiến qua lại.

Các trị số cường độ rung được quy định trong tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các máy quay tương tự khi được đo và đánh giá phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này

2. Đại lượng đo (cường độ rung)

Thuật ngữ "cường độ rung" trong tiêu chuẩn này là một đại lượng đặc trưng đơn giản và dễ hiểu để mô tả trạng thái rung động của một máy. Cường độ rung được xác định là trị số quân phương(1) của vận tốc rung trong phạm vi từ 10 đến 1000 Hz. Trị số lớn nhất đo được tại các điểm đo và hướng đo đã định đặc trưng cho trạng thái rung động của một máy.

Đối với rung động điều hòa có vận tốc tức thời vi =  cos wi t, và đối với rung động phức gồm một số rung động điều hòa chồng lên nhau, có các tần số khác nhau, cường độ độ rung được xác định và được đo như là trị số quân phương của vận tốc rung.

Từ các vận tốc rung đo được theo thời gian, có thể tính trị số quân phương vrms của vận tốc rung như sau:

                                         (1)

Gia tốc vận tốc và / hoặc biên độ dịch chuyển (j = 1,2,3,...n) được xác định là các hàm số của các tần số góc (w1, w2 ... wn) từ sự phân tích của phổ đã ghi được.

Khi biết được biên độ rung hoặc biên độ vận tốc rung  hoặc biên độ của gia tốc trị số vrms được xác định:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6371:1998 về Rung cơ học của các máy quay lớn có tốc độ từ 10 đến 200 vòng/giây – Đo và đánh giá cường độ rung tại vị trí làm việc

  • Số hiệu: TCVN6371:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản