Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11522:2016

ĐỘ RUNG DỌC HAI BÊN ĐƯỜNG SẮT PHÁT SINH DO HOẠT ĐỘNG CHẠY TÀU - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO

Vibration alongside railway lines emitted by raiway operation - Specifications and method of measurement

Lời nói đầu

TCVN 11522:2016 được biên soạn trên cơ sở tham khảo GB 10070-88 và TB/T 31.52 - 2007.

TCVN 11522:2016 do Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Đ RUNG DỌC HAI BÊN ĐƯỜNG SẮT PHÁT SINH DO HOẠT ĐỘNG CHẠY TÀU - YÊU CU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO

Vibration alongside railway lines emitted by raiway operation - Specifications and method of measurement

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép (tính theo gia tốc) và phương pháp đo mức rung phát sinh do hoạt động chạy tà dọc hai bên đường sắt.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các tuyến đường sắt đi ngầm, đường sắt qua hầm.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa như sau:

2.1  Rung đường st (Vibration railway)

Là mức gia tốc rung phát sinh do hoạt động; chạy tàu

2.2  Khu gian (Section)

Là đoạn đường sắt nối hai ga liền kề, được tính từ cột tín hiệu vào ga của ga phía bên này đến cột tín hiệu vào ga gần nhất của ga phía bên kia.

2.3  Hai bên đường sắt (Boundary alongside railway line)

Là chỉ những khu dân cư nằm cách hai bên đường sắt 15 m.

2.4  Ban ngày (Day - time)

Là thời gian được xác định từ 6h đến 21 h.

2.5  Ban đêm (Night - time)

Là thời gian được xác định tự 21h hôm trước đến 6h hôm sau.

2.6  Đối tượng bị nh hưởng (Subjects affected)

Là khu vực dọc hai bên đường sắt có con người sinh sống, hoạt động và làm việc.

2.7  Điểm đo cơ bản (Base measurement point)

Là điểm đo nằm trên đường ranh giới cách mép ray ngoài cùng trở ra 15 m.

2.8  Điểm đo suy giảm (Attennation measurement point)

Là các điểm đo để xác định mức rung suy giảm, nằm trên đường lan truyền rung động tính từ điểm đo cơ bản trở ra, nối tiếp và cách đều nhau một khoảng nhất định (1m, 3m hoặc 5m... tùy thuộc vào yêu cầu).

2.9  Hiệu chnh (Adjustment)

Bất kỳ một giá trị nào (là số dương hoặc số âm) được thêm vào giá trị mức rung đo được hay dự báo được để tính đến một vài đặc tính rung, về thời gian trong ngày hoặc loại nguồn âm.

2.10  Mức đánh giá (Rating level)

Bất kỳ mức rung đo được hay dự báo được mà đã thêm vào một trị số hiệu chỉnh.

CHÚ THÍCH 1: Mức đánh giá có thể được tạo ra bằng cộng thêm các giá trị hiệu chỉnh vào mức đo được hoặc mức dự đoán được để tính toán sự khác nhau giữa các loại nguồn rung.

2.11  Khoảng thời gian đo (Measurenment time interval)

Khoảng thời gian trong đó chỉ một phép đo được thực hiện.

2.12  Khoảng thời gian quan sát (Observation time interval)

Khoảng thời gian trong đó một loạt các phép đo được thực hiện.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11522:2016 về Độ rung dọc hai bên đường sắt phát sinh do hoạt động chạy tàu - Yêu cầu và phương pháp đo

  • Số hiệu: TCVN11522:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản