Hệ thống pháp luật

TCVN 6282: 2003

QUY PHẠM KIỂM TRA VÀ CHẾ TẠO CÁC TÀU LÀM BẰNG CHẤT DẺO CỐT SỢI THỦY TINH

Rules for the Survey and Construction of Ships of Fibreglass Reinforced Plastics

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Quy định chung

1.1.1 Phạm vi áp dụng

1 Việc giám sát và chế tạo các tàu chất dẻo cốt sợi thủy tinh (sau đây gọi là “Tàu FRP”) phải theo quy định của Quy phạm này.

2 Những quy định của Quy phạm này được áp dụng cho tàu FRP có vùng hoạt động không hạn chế, trừ tàu dầu, có chiều dài nhỏ hơn 35 mét, có hình dạng và tỷ lệ kích thước thông dụng.

3 Kết cấu thân tàu, trang thiết bị và các trị số tính toán của các cơ cấu thân tàu FRP có vùng hoạt động hạn chế có thể được thay đổi thích hợp tùy theo điều kiện khai thác.

4 Những yêu cầu của Quy phạm này được áp dụng cho tàu FRP tạo hình theo phương pháp thủ công hoặc phương pháp phun, dùng nhựa polyeste không bão hòa và cốt bằng sợi thủy tinh. Những tàu gỗ chỉ được bọc bằng FRP hoặc những tàu có kết cấu tương tự sẽ không được coi là tàu FRP.

5 Với những tàu FRP có hình dạng hoặc tỷ lệ kích thước không thông dụng, tàu FRP dùng để chuyên chở những hàng hóa đặc biệt, hoặc tàu FRP được tạo hình theo phương pháp hoặc bằng vật liệu khác với quy định ở -4 trên, thì kết cấu thân tàu, trang thiết bị, việc bố trí và kích thước phải được Đăng kiểm xem xét riêng trong từng trường hợp.

6 Không phụ thuộc vào những quy định từ -1 đến -5 trên đây, những tàu FRP mang cờ Việt Nam phải thỏa mãn quy định tương ứng của các Quy phạm khác của Đăng kiểm Việt Nam (sau đây gọi là “Đăng kiểm”).

1.1.2 Thay thế tương đương

Kết cấu thân tàu, trang thiết bị, việc bố trí và kích thước khác với quy định trong Quy phạm này có thể được Đăng kiểm chấp nhận nếu xét thấy chúng tương đương với các yêu cầu của Quy phạm này.

1.1.3 Ký hiệu cấp tàu

Tàu FRP được phân cấp và ghi vào sổ đăng ký với ký hiệu đăng ký “Thân FRP” kèm theo ký hiệu phân cấp quy định ở 2.1.3 Phần 1A của “Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép”- TCVN 6259: 2003 (sau đây gọi là “Quy phạm đóng tàu vỏ thép”).

1.2 Định nghĩa

1.2.1 Phạm vi áp dụng

Nếu không có quy định nào khác, các thuật ngữ theo định nghĩa dưới đây được dùng trong Quy phạm này.

1.2.2 Chiều dài của tàu

Chiều dài tàu (L) là khoảng cách tính bằng mét, đo trên đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất quy định ở 1.2.7 (2), từ cạnh trước của sống mũi đến cạnh sau của trụ lái nếu tàu FRP có trụ lái hoặc đến đường tâm của trục bánh lái nếu tàu FRP không có trụ lái. Tuy nhiên, nếu tàu FRP có đuôi tuần dương thì L được định nghĩa như ở trên hoặc bằng 96% chiều dài toàn bộ đo theo đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất, lấy trị số nào lớn hơn.

1.2.3 Chiều rộng của tàu

Chiều rộng của tàu (B) là khoảng cách nằm ngang tính bằng mét, giữa các mặt ngoài của lớp vỏ đo ở mặt trên của lớp boong trên ở mạn, tại phần rộng nhất của thân tàu.

1.2.4 Chiều cao mạn của tàu

Chiều cao mạn của tàu (d) là khoảng cách thẳng đứng tính bằng mét, từ mặt dưới của lớp đáy hoặc từ giao tuyến của mặt dưới của lớp đáy với mặt phẳng dọc tâm của tàu (sau đây gọi là “Điểm chân của D”) Đến mặt trên của lớp boong trên, đo ở mạn, tại trung điểm của L.

1.2.5 Phần giữa tàu

Phần giữa tàu là phần thuộc 0,4L ở giữa tàu, nếu không có quy định nào khác.

1.2.6 Các phần mút tàu

Các phần mút tàu tương ứng là các phần thuộc 0,1L tính từ mỗi mút tàu.

1.2.7 Đường nước chở hàng và đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất

(1) Đường nước chở hàng là đường nước ứng với mỗi trị số mạn khô

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6282:2003 về Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng tàu chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh

  • Số hiệu: TCVN6282:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2003
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản