Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ISO 6767:1990
Ambient air - Determination of the mass concentration of sulfur dioxide - Tetrachloromercurate (TCM) pararosaniline method
Lời nói đầu
TCVN 5971 : 1995 hoàn toàn tương đương với ISO 6767:1990
TCVN 5971 : 1995 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC146 Chất lượng Không khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
KHÔNG KHÍ XUNG QUANH - XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ KHỐI LƯỢNG CỦA LƯU HUỲNH DIOXIT - PHƯƠNG PHÁP TETRACLOROMERCURAT (TCM)/PARAROSANILIN
Ambient air - Determination of the mass concentration of sulfur dioxide - Tetrachloromercurate (TCM) pararosaniline method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo phổ quang kế, thường được biết như là phương pháp Tetraclorua thủy ngân (TCM)/ pararosanilin, để xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit trong không khí xung quanh từ 20 µg/m3 đến khoảng 500 µg/m3.
Thời gian lấy mẫu thử là 30 phút đến 60 phút.
Nếu đã dùng thời gian lấy mẫu thử dài hơn 60 phút, hoặc nồng độ lưu huỳnh dioxit dự đoán cao hơn (đến khoảng 2000 µg/m3) thì cần thận trọng để đảm bảo các nồng độ của lưu huỳnh dioxit trong dung dịch hấp thụ nói ở điều 6 là không bị vượt quá. Điều đó có thể làm được bằng cách giảm lưu lượng thể tích trong khi lấy mẫu thử. Các dung dịch mẫu thu được bằng cách này có thể được giữ lại đến 24h trước khi tiến hành các phép đo, miễn là chúng được giữ trong tủ lạnh khoảng 5°C.
Các chất được biết là gây cản trở và chúng có thể có mặt trong không khí đang được lấy mẫu, được liệt kê ở 7.5.
Những chỉ dẫn về độ tập trung và độ chính xác của phương pháp và giới hạn phát hiện thấp hơn được ghi trong 8.2.
Giới hạn phát hiện, độ lệch chuẩn và sự cản trở làm cho phương pháp TCM có đủ tiêu chuẩn để định hướng các phép đo hiện trường với dãy nồng độ cao hơn. Khi cần các phép đo chính xác hơn, thì cần sử dụng các dụng cụ đã được kiểm nghiệm và hiệu chuẩn đặc biệt.
Các tiêu chuẩn sau đây được sử dụng cùng với tiêu chuẩn này:
(ISO 4219 :1979) Chất lượng không khí - Xác định các hợp chất khí của lưu huỳnh trong không khí xung quanh - Thiết bị lấy mẫu.
ISO 6349 : 1979 Phân tích khí - Chuẩn bị hỗn hợp khí chuẩn - Phương pháp thấm.
Hấp thụ lưu huỳnh dioxit có mặt trong mẫu không khí bằng cách cho qua một dung dịch natri tetracloromercurat (TCM) trong thời gian xác định, kết quả tạo ra một phức chất diclorosuntitomercurat.
Cho thêm dung dịch axit sunfamic vào để phá hủy bất cứ ion nitrit nào được hình thành trong dung dịch natri tetracloromercurat bằng oxit nitơ có mặt trong mẫu khí. Chuyển phức chất diclorosunfrtomercurat thành axit pararosanilin methyl sunfonic có màu tím thẫm bằng cách cho thêm dung dịch formaldehyđ và dung dịch parrosnilin hydroclorua đã axit hóa.
Xác định phổ hấp thụ của dung dịch mẫu ở bước sóng khoảng 550 nm bằng cách dùng phổ quang kế thích hợp (hoặc máy so màu) và tính nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit bằng đồ thị chuẩn được lập ra bằng dùng hỗn hợp khí chuẩn.
Phụ thuộc vào thiết bị có sẵn trong phòng thí nghiệm, có thể là
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6502:1999 (ISO 10312 : 1995) về không khí xung quanh - xác định sợi amiăng - phương pháp kính hiển vi điện tử truyền dẫn trực tiếp do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6137:2009 (ISO 6768 : 1998) về Không khí xung quanh - Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit - Phương pháp Griess-Saltzman cải biên
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7725:2007 (ISO 4224 : 2000) về Không khí xung quanh - Xác định cacbon monoxit - Phương pháp đo phổ hồng ngoại không phân tán
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Quyết định 2920-QĐ/MTg năm 1996 về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành
- 3Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5968:1995 (ISO 4219: 1979) về chất lượng không khí - xác định các hợp chất khí của lưu huỳnh trong không khí xung quanh - thiết bị lấy mẫu
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6502:1999 (ISO 10312 : 1995) về không khí xung quanh - xác định sợi amiăng - phương pháp kính hiển vi điện tử truyền dẫn trực tiếp do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6137:2009 (ISO 6768 : 1998) về Không khí xung quanh - Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit - Phương pháp Griess-Saltzman cải biên
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7725:2007 (ISO 4224 : 2000) về Không khí xung quanh - Xác định cacbon monoxit - Phương pháp đo phổ hồng ngoại không phân tán
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) về Không khí xung quanh - Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit - Phương pháp tetracloromercurat (TCM)/pararosanilin
- Số hiệu: TCVN5971:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra