Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TCVN 5354:1991
GRAPHIT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SILIC DIOXIT
Graphite - Method for the determination of silicon dioxide content
Lời nói đầu
TCVN 5354:1991 do Trung tâm phân tích - Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
GRAPHIT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SILIC DIOXIT
Graphite - Method for the determination of silicon dioxide content
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp trắc quang để xác định hàm lượng silic dioxit và áp dụng cho quặng graphit, tinh quặng và các sản phẩm từ graphit.
1. Nguyên tắc
Phương pháp dựa trên việc tạo phức màu vàng của hợp chất silic molipden, sau đó là đo màu xanh dung dịch silic molipden khi có mặt chất khử.
2. Quy định chung
Theo TCVN 5348:1991.
3. Dụng cụ và hóa chất
Để tiến hành phân tích sử dụng:
Máy trắc quang;
Lò nung điện đáp ứng được nhiệt độ 1000oC đến 1100oC;
Axit clohydric, dung dịch 1: 3;
Axit tactric;
Natri sunfit khan;
Natri cacbonat khan;
Natri tetraborat (borắc) đã khử nước ở nhiệt độ 360oC đến 380oC;
Metol (para - metylaminophenol sunfat);
Amoni moni milipdat, dung dịch 50 g/l chuẩn bị như sau: Hòa tan và đun nóng 50 g muối trong 300 ml đến 400 ml nước. Lọc dung dịch vào bình định mức dung tích 1000 ml, làm lạnh và định mức đến vạch bằng nước, lắc kỹ. Dung dịch được bảo quản trong bình màu sẫm. Thời hạn sử dụng không quá một tuần.
Dung dịch dùng để khử chuẩn bị như sau: hòa tan 13 g natri sunfit và 20 g metol trong một lít nước. Thời hạn sử dụng không quá một tuần.
Hỗn hợp nung chảy gồm natri cacbonat và borăc nghiền nhỏ cẩn thận theo tỉ lệ 2: 1.
Dung dịch silic dioxit chuẩn được chuẩn bị như sau: nung cháy trong chén platin 0,025 g silic dioxit hay vật liệu silic có chứa hàm lượng silic dioxit đã biết với 2 g đến 3 g hỗn hợp nung chảy khoảng 15 phút trong lò nung ở nhiệt độ 900oC đến 1000oC. Làm nguội chén platin có mẫu rồi cho mau vào cốc dung tích 300 ml thêm 100 ml dung dịch axit clohydric 1: 3, đun ở nhiệt độ 80oC trong khoảng 30 phút đến 40 phút (không được đun sôi). Đổ dung dịch vào bình định mức dung tích 500 ml, thêm nước đến vạch mức và lắc. Dung dịch được bảo quản trong bình polietylen, 1 ml dung dịch này chứa 0,05 mg silic dioxit.
4. Cách tiến hành
4.1. Cho vào chén sứ 0,5 g đến 1 g mẫu graphit (tùy theo độ tro của graphit), nung 1 giờ trong lò nung ở nhiệt độ 900oC đến 1000oC làm nguội trong bình hút ẩm và cân. Lặp lại quá trình nung này nhiều lần (mỗi lần khoảng 10 phút) cho đến khi khối lượng không đổi. Sau đó chuyển định lượng phần tro vào chén platin, trộn tro với 3 g hỗn hợp nung và nung ở nhiệt độ 900oC đến 1000o
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5351:1991 về Graphit - Phương pháp xác định độ tro
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5353:1991 về Graphit - Phương pháp xác định hàm lượng sắt
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5350:1991 về Graphit - Phương pháp xác định lượng chất bốc
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5352:1991 về Graphit - Phương pháp xác định thành phần hạt
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5355:1991 về Graphit - Phương pháp xác định hàm lượng đồng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5357:1991 về Graphit - Phương pháp xác định hàm lượng niken
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5359:1991 về Graphit - Phương pháp xác định hàm lượng asen
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5356:1991 về Graphit - Phương pháp xác định hàm lượng côban
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5358:1991 về Graphit - Phương pháp xác định hàm lượng chì
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 2845/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5348:1991 về Graphit - Quy định chung về phương pháp thử
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5351:1991 về Graphit - Phương pháp xác định độ tro
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5353:1991 về Graphit - Phương pháp xác định hàm lượng sắt
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5350:1991 về Graphit - Phương pháp xác định lượng chất bốc
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5352:1991 về Graphit - Phương pháp xác định thành phần hạt
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5355:1991 về Graphit - Phương pháp xác định hàm lượng đồng
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5357:1991 về Graphit - Phương pháp xác định hàm lượng niken
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5359:1991 về Graphit - Phương pháp xác định hàm lượng asen
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5356:1991 về Graphit - Phương pháp xác định hàm lượng côban
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5358:1991 về Graphit - Phương pháp xác định hàm lượng chì
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5354:1991 về Graphit - Phương pháp xác định hàm lượng silic dioxit
- Số hiệu: TCVN5354:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1991
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra