Hệ thống pháp luật

TCVN 5116:1990

THÉP TẤM - PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TÍNH LIÊN TỤC BẰNG SIÊU ÂM

Non-destructive testing - Plate steel - Ultrasonic method for testing continuity

 

Lời nói đầu

TCVN 5116:1990 do Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực 1 biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY - THÉP TẤM - PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TÍNH LIÊN TỤC BẰNG SIÊU ÂM

Non-destructive testing - Plate steel - Ultrasonic method for testing continuity

Tiêu chuẩn này quy định trình tự kiểm tra các khuyết tật và phương pháp đánh giá tính liên tục của thép tấm bằng phương pháp siêu âm xung dội.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thép tấm các bon và hợp kim có chiều dày bằng và lớn hơn 6 mm.

1. Yêu cầu chung

1.1. Thiết bị kiểm tra

1.1.1. Thiết bị siêu âm dùng để kiểm tra là loại xung dội có khả năng phát và thu các xung siêu âm ở tần số và mức năng lượng theo yêu cầu, có độ chính xác, khả năng phân giải và tính ổn định cao, phải có bộ suy giảm theo từng cấp và đã được kiểm định.

1.1.2. Thiết bị siêu âm phải được chuẩn theo TCVN 1548:1987 hoặc theo các mẫu chuẩn đã được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về mẫu chuẩn siêu âm TCVN ….

1.1.3. Đầu dò sử dụng để kiểm tra là loại đầu dò thẳng, nên dùng loại đầu dò có tấm phát sóng hình tròn đường kính 25 mm hoặc hình vuông kích thước 25 mm x 25 mm.

1.1.4. Đầu dò phải được dịch chuyển trong phạm vi cho phép, tránh các chấn động làm ảnh hưởng đến độ chính xác của thiết bị.

1.2. Mẫu kiểm tra

1.2.1. Bề mặt của tấm thép dùng để kiểm tra phải làm sạch và nhẵn để tiếp xúc đầu dò được tốt sao cho xung phản xạ lần thứ nhất từ mặt đối diện (xung đáy) của tấm tại vùng không có khuyết tật có biên độ bằng hoặc lớn hơn 75 % chiều cao màn ảnh.

1.2.2. Nếu các tấm thép cần phải tôi và ram thì quá trình kiểm tra phải tiến hành sau khi nhiệt luyện.

2. Chuẩn bị kiểm tra

2.1. Chọn phương pháp tiếp xúc

Kiểm tra thép tấm được thực hiện trên cả 2 bề mặt, nếu điều kiện không cho phép thì chỉ cần tiến hành kiểm tra trên bề mặt chính của tấm. Khi tiếp xúc đầu dò với bề mặt phải sử dụng 1 trong 3 phương pháp sau:

1) Tiếp xúc trực tiếp;

2) Phương pháp nhúng;

3) Phương pháp nối cột nước.

2.2. Chọn chất tiếp xúc

Chất tiếp xúc có thể sử dụng là nước, dầu máy, glyxêrin, mỡ loãng. Không được dùng các chất gây ra sự ăn mòn kim loại, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sau khi kiểm tra phải làm sạch bề mặt để đề phòng chất tiếp xúc có hại cho sản phẩm.

2.3. Chọn tần số kiểm tra của máy

Tùy theo chiều dày, cấu trúc tế vi của vật liệu, loại thiết bị kiểm tra và phư

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5116:1990 về Thép tấm - Phương pháp kiểm tra tính liên tục bằng siêu âm

  • Số hiệu: TCVN5116:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1990
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản