Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 2229:2013

ISO 188:2011

CAO SU LƯU HOÁ HOẶC NHIỆT DẺO - PHÉP THỬ GIÀ HÓA TĂNG TỐC VÀ ĐỘ BỀN NHIỆT

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Accelerated ageing and heat resistance tests

Lời nói đầu

TCVN 2229:2013 thay thế TCVN 2229:2007.

TCVN 2229:2013 hoàn toàn tương đương ISO 188:2011.

TCVN 2229:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Các phép thử già hóa tăng tốc và bền nhiệt được thực hiện để đánh giá tính bền tương đối của cao su đối với sự suy giảm theo thời gian. Đối với mục đích này, cao su phải chịu các tác động suy giảm có kiểm soát trong thời gian xác định, sau đó đo các tính chất thích hợp và so sánh với các tính chất tương ứng của cao su chưa già hoá.

Trong quá trình già hóa tăng tốc, cao su phải tiếp xúc với môi trường thử để tạo ra tác động của già hoá tự nhiên trong thời gian ngắn hơn.

Trong trường hợp các phép thử độ bền nhiệt, cao su phải tiếp xúc với nhiệt độ cùng nhiệt độ như cao su phải chịu khi sử dụng trong thời gian dài.

Hai loại phương pháp nêu trong tiêu chuẩn này, cụ thể là phương pháp tủ sấy không khí sử dụng tốc độ không khí thấp và phương pháp tủ sấy không khí sử dụng thông khí cưỡng bức đối với tốc độ không khí cao.

Sự lựa chọn thời gian, nhiệt độ và môi trường khí quyển để các mẫu thử được tiếp xúc và loại tủ sấy sử dụng sẽ phụ thuộc vào mục đích của phép thử và loại polyme.

Trong các phương pháp tủ sấy không khí, sự suy giảm tăng nhanh do tăng nhiệt độ. Mức độ tăng như vậy tạo ra sự khác nhau giữa các loại cao su và giữa các tính chất.

Sự phân huỷ cũng có thể tăng nhanh bởi tốc độ không khí. Do vậy, sự già hoá với các tủ sấy khác nhau có thể cho các kết quả khác nhau.

Kết luận về sự ảnh hưởng là:

a) Sự già hóa tăng tốc không tái lập trung thực tình trạng thay đổi tạo nên bởi già hoá tự nhiên.

b) Đôi khi già hóa tăng tốc không đủ để cho biết chính xác tuổi thọ tự nhiên tương đối hay thời gian sử dụng của các cao su khác nhau; do vậy, sự già hoá ở nhiệt độ cao hơn nhiều so với nhiệt độ xung quanh hay nhiệt độ làm việc có xu hướng ngang bằng với tuổi thọ biểu kiến của cao su bị hư hại ở tốc độ khác nhau khi lưu kho và sử dụng. Sự già hoá ở một hay nhiều nhiệt độ trung gian rất hữu ích cho việc đánh giá độ tin cậy của già hóa tăng tốc ở nhiệt độ cao.

c) Phép thử già hóa tăng tốc bao gồm các tính chất khác nhau có thể không cho kết quả đánh giá đồng nhất về tuổi thọ tương đối của các cao su khác nhau và thậm chí có thể sắp xếp cao su theo các trật tự phẩm chất khác nhau. Do đó, sự suy giảm phải được đo bằng thay đổi tính chất hoặc nhiều tính chất quan trọng trong thực tế ứng dụng, miễn là cao su được thử có tính chính xác hợp lý.

Già hoá trong tủ sấy không khí không được sử dụng để mô phỏng già hoá tự nhiên xảy ra khi có mặt của ánh sáng hoặc ozon khi cao su bị kéo giãn.

Để đánh giá thời gian sử dụng hoặc nhiệt độ sử dụng tối đa, các phép thử có thể được thực hiện ở một số nhiệt độ và các kết quả được đánh giá bằng cách sử dụng biểu đồ Arrhenius hoặc công thức Williams Landel Ferry (WLF) như mô tả trong ISO 11346[2].

 

CAO SU LƯU HOÁ HOẶC NHIỆT DẺO - PHÉP THỬ GIÀ HÓA TĂNG TỐC VÀ ĐỘ BỀN NHIỆT

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2229:2013 (ISO 188:2011) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt béo - Phép thử già hóa tăng tốc và độ bền nhiệt

  • Số hiệu: TCVN2229:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản