Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13887-2:2023

ISO 18134-2:2017

NHIÊN LIỆU SINH HỌC RẮN - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ẨM - PHẦN 2: TỔNG HÀM LƯỢNG ẨM - PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN

Solid biofuels - Determination of moisture content - Part 2: Total moisture - Simplified method

Lời nói đầu

TCVN 13887-2:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 18134-2:2017.

TCVN 13887-2:2023 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC238 Nhiên liệu sinh học rắn biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13887 (ISO 18134), Nhiên liệu sinh học rắn - Xác định hàm lượng ẩm, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 13887-1:2023 (ISO 18134-1:2022), Phần 1: Phương pháp chuẩn;

- TCVN 13887-2:2023 (ISO 18134-2:2017), Phần 2: Tổng hàm lượng ẩm - Phương pháp đơn giản;

- TCVN 13887-3:2023 (ISO 18134-3:2023), Phần 3: Hàm lượng ẩm trong mẫu phân tích chung.

 

NHIÊN LIỆU SINH HỌC RẮN - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG M - PHN 2: TỔNG HÀM LƯỢNG ẨM - PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN

Solid biofuels - Determination of moisture content - Part 2: Total moisture - Simplified method

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp xác định tổng hàm lượng ẩm của mẫu thử nhiên liệu sinh học rắn bằng tủ sấy và có thể sử dụng khi không yêu cầu độ chính xác cao nhất, ví dụ dùng để kiểm soát sản xuất thường xuyên tại chỗ. Phương pháp này áp dụng cho tất cả nhiên liệu sinh học rắn. Hàm lượng ẩm của nhiên liệu sinh học rắn (khi nhận mẫu) luôn được báo cáo dựa vào tổng khối lượng mẫu thử (ở trạng thái ẩm).

CHÚ THÍCH  Thuật ngữ hàm lượng ẩm khi dùng cho vật liệu sinh khối có thể gây nhầm lẫn vì sinh khối chưa được xử lý thường chứa một lượng hợp chất dễ bay hơi (chất trích ly) khác nhau, có thể bay hơi khi xác định hàm lượng ẩm bằng tủ sấy (xem Thư mục tài liệu tham khảo [1] và [3]).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13884 (ISO 14780 with Amd 1) Nhiên liệu sinh học rắn - Chuẩn bị mẫu

ISO 16559 Solid biofuels - Terminology, definitions and descriptions (Nhiên liệu sinh học rắn - Thuật ngữ, định nghĩa và mô tả).

ISO 18135 Solid biofuels - Sampling (Nhiên liệu sinh học rắn - Lấy mẫu).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 16559 và các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

Cỡ danh nghĩa lớn nhất (norminal top size)

Lỗ sàng trong đó ít nhất 95 % khối lượng vật liệu lọt qua.

3.2

Mẫu thử (test sample)

Mẫu gốc được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

3.3

Phần mẫu thử (test portion)

Mẫu được tách từ mẫu thử (3.2) và sử dụng trong quá trình phân tích.

4  Nguyên tắc

Phần mẫu thử của nhiên liệu sinh học rắn phải được sấy ở nhiệt độ 105 °C trong môi trường khí quyển cho đến khi đạt được khối lượng không đổi và phần trăm ẩm được tính từ sự hao hụt khối lượng phần mẫu thử.

Sự khác biệt của quy trình này so với phương pháp chuẩn [TCVN 13887-1 (ISO 18134-1)] là bỏ qua sự tái hút ẩm và chỉ yêu cầu một phép xác định duy nhất. Khối lượng khay khi vẫn còn nóng là nhỏ hơn khối lượng khay khi nguội do sự tái hút ẩm. Mức độ ảnh hưởng của sự tái hút ẩ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13887-2:2023 (ISO 18134-2:2017) về Nhiên liệu sinh học rắn - Xác định hàm lượng ẩm - Phần 2: Tổng hàm lượng ẩm - Phương pháp đơn giản

  • Số hiệu: TCVN13887-2:2023
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2023
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản