TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13701:2023
GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - VƯỜN LƯU GIỮ GIỐNG GỐC
Forest tree cultivar - Original Stock archive
Lời nói đầu
TCVN 13701: 2023, do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.
GIÔNG CÂY LÂM NGHIỆP - VƯỜN LƯU GIỮ GIỐNG GỐC
Forest tree cultivar - Original stock archive
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với vườn lưu giữ giống gốc nhóm các loài keo (keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo chịu hạn), nhóm các loài bạch đàn (bạch đàn lai, Bạch đàn uro, Bạch đàn camal), nhóm các loài tràm (Tràm trà, Tràm năm gân, Tràm lá dài, Tràm cajuputi lấy tinh dầu) và Mắc ca đã được công nhận giống.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):
TCVN 7538-2: 2005 (ISO 10381-2: 2002), Chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu;
TCVN 8567: 2010, Chất lượng đất - Phương pháp xác định thành phần cấp hạt;
TCVN 11366-1: 2016, Rừng trồng - Yêu cầu về lập địa - Phần 1: Keo tai tượng và keo lai;
TCVN 11366-2: 2016, Rừng trồng - Yêu cầu lập địa - Phần 2: Bạch đàn lai;
TCVN 11366-3: 2019, Rừng trồng - Yêu cầu lập địa - Phần 3: Keo lá tràm;
TCVN 11366-4: 2019, Rừng trồng - Yêu cầu lập địa - Phần 4: Keo chịu hạn.
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
Cây đầu dòng (Original ortet)
Cây được đánh giá và công nhận từ quần thể của một giống cây trồng lâm nghiệp, để cung cấp vật liệu nhân giống vô tính
Dòng vô tính (Clone)
Các cây được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính (nuôi cấy mô, giâm hom, ghép, chiết) từ một cây đầu dòng
Giống gốc (Original germplasm)
Giống được nhân lần đầu từ cây trội, cây đầu dòng của một số giống đã được công nhận hoặc giống phục tráng (bao gồm: hạt giống, củ giống, rễ, thân, cành, mắt ghép, chồi hoặc mô, cây mô trong bình và cây con) để làm vật liệu nhân giống hoặc xây dựng các vườn giống, rừng giống
3.4
Nhân giống vô tính (Vegetative propagation)
Còn gọi là nhân giống sinh dưỡng
Các phương pháp nhân giống dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm (mitosis)
CHÚ THÍCH: Các phương pháp nhân giống vô tính trong lâm nghiệp gồm: nuôi cấy mô, giâm hom, ghép, chiết.
3.5
Vật liệu nhân giống (Propagation material)
Cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành cây mới, được dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.
3.6
Vườn lưu giữ giống gốc (Original stock archive)
Vườn lưu giữ các giống gốc đã được cấp có thẩm quyền công nhận, được trồng đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn này.
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu chung
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13701:2023 về Giống cây lâm nghiệp - Vườn lưu giữ giống gốc
- Số hiệu: TCVN13701:2023
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2023
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực