Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8761-1:2017
GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG - PHẦN 1: NHÓM LOÀI CÂY LẤY GỖ
Forest cultivar - Testing for value of cultivation and use - Part 1: Timber tree species
Lời nói đầu
TCVN 8761-1:2017 do Tổng cục Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG - PHẦN 1: NHÓM LOÀI CÂY LẤY GỖ
Forest cultivar - Testing for value of cultivation and use - Part 1: Timber tree species
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) đối với nhóm loài cây lấy gỗ.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Giống khảo nghiệm (Testing cultivar)
Giống cây trồng lâm nghiệp mới được đưa vào để khảo nghiệm.
2.2
Giống cây trồng lâm nghiệp mới (New forest tree cultivar)
Giống mới được chọn tạo hoặc giống mới nhập lần đầu, chưa có tên trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp đã được công bố.
2.3
Giống đối chứng (Control cultivar)
Giống cùng loài hoặc cùng chi với giống khảo nghiệm đã được công nhận hoặc giống đang được gieo trồng phổ biến tại địa phương. Chất lượng của giống đối chứng phải tương đương với các giống khảo nghiệm.
2.4
Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - VCU (Testing for Value of Cultivation and Use)
Quá trình đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng lâm nghiệp mới trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định năng suất, chất lượng và tính thích ứng hoặc tính chống chịu sâu bệnh hoặc điều kiện bất thuận.
Khảo nghiệm VCU cây lâm nghiệp bao gồm khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính.
2.5
Khảo nghiệm loài - xuất xứ (Species - provenance test)
Khảo nghiệm so sánh các loài và các xuất xứ của loài trong một hoặc một số điều kiện lập địa nhất định nhằm chọn được những loài và xuất xứ có các tính trạng mong muốn.
2.6
Khảo nghiệm hậu thế (Progeny test)
Khảo nghiệm so sánh cây hạt thế hệ sau của các cây giống đã được chọn lọc và đánh giá nhằm chọn được cây giống có khả năng di truyền các đặc tính mong muốn cho đời sau.
2.7
Khảo nghiệm dòng vô tính (Clonal test)
Khảo nghiệm đánh giá các dòng vô tính mới chọn tạo so với giống đã có hoặc giống đang được gieo trồng phổ biến tại địa phương.
2.8
Loài cây sinh trưởng nhanh (Fast-growing species)
Những loài cây đạt lượng tăng trưởng đường kính bình quân hàng năm tối thiểu từ 2 cm/năm trở lên hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh đạt tối thiểu từ 15 m3/ha/năm trở lên.
2.9
Loài cây sinh trưởng chậm (Slow-growing species)
Những loài cây đạt lượng tăng trưởng đường kính bình quân hàng năm dưới 2 cm/năm hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh dưới 15 m3/ha/năm.
3. Bố trí khảo nghiệm
3.1
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8669:2011 về Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định ruộng giống
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11767:2017 về Giống cây lâm nghiệp - Cây giống mây nếp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11769:2017 về Giống cây lâm nghiệp - Cây giống hồi
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11871-1:2017 về Giống cây lâm nghiệp - Cây giống tràm - Phần 1: Nhân giống bằng hạt
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12714-6:2020 về Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 6: Giổi xanh
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12714-8:2020 về Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 8: Lát hoa
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8669:2011 về Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định ruộng giống
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11767:2017 về Giống cây lâm nghiệp - Cây giống mây nếp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11769:2017 về Giống cây lâm nghiệp - Cây giống hồi
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11871-1:2017 về Giống cây lâm nghiệp - Cây giống tràm - Phần 1: Nhân giống bằng hạt
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12714-6:2020 về Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 6: Giổi xanh
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12714-8:2020 về Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 8: Lát hoa
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8761-1:2017 về Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 1: Nhóm loài cây lấy gỗ
- Số hiệu: TCVN8761-1:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra