Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13589-1:2022

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - ĐỊA VẬT LÝ LỖ KHOAN - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Investigation, assessment and exploration of minerals - Borehole geophygical surveys - Part 1: General regulations

Lời nói đầu

TCVN 13589-1:2022 do Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13589 Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - địa vật lý lỗ khoan gồm các tiêu chuẩn sau:

TCVN 13589 -1:2022, Phần 1: Quy định chung

TCVN 13589 -2:2022, Phần 2: Phương pháp gamma tự nhiên

TCVN 13589 -3:2022, Phần 3 : Phương pháp gamma nhân tạo

TCVN 13589 -4:2022, Phần 4: Phương pháp phổ gamma

TCVN 13589 -5:2022, Phần 5: Phương pháp nơtron

TCVN 13589 -6:2022, Phần 6: Phương pháp đo nhiệt độ

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - ĐỊA VẬT LÝ LỖ KHOAN - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Investigation, assessment and exploration of minerals - Borehole geophygical surveys - Part 1: General regulations

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định chung với công tác khảo sát địa vật lý lỗ khoan trong điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản; khảo sát địa chất thủy văn, địa chất công trình; điều tra tai biến địa chất và môi trường.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho điều tra, đánh giá và thăm dò dầu khí.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

Địa vật lý lỗ khoan (borehole geophygical survey)

Việc sử dụng các thiết bị địa vật lý chuyên dụng đưa xuống lỗ khoan để đo đạc, xử lý, luận giải địa chất các tham số vật lý của đất đá và khoáng sản trong không gian xung quanh thành lỗ khoan.

2.2

Thiết bị địa vật lý lỗ khoan: (borehole tool)

Tổ hợp máy móc, thiết bị thực hiện chức năng kéo thả dụng cụ xuống đáy lỗ khoan và đo ghi các tín hiệu vật lý xung quanh thành lỗ khoan, gồm 3 bộ phận chính: 1) Trạm đo; 2) tời cáp; 3) đầu đo

2.3

Tời cáp (winch)

Bộ phận trung gian, có nhiệm vụ kéo thả thiết bị đo địa vật lý xuống đáy và lên miệng lỗ khoan. Là kênh dẫn cung cấp năng lượng cho thiết bị và truyền dẫn tín hiệu có ích lên trạm đo.

2.4

Trạm đo (borehole station)

Bộ phận phối hợp điều khiển các bộ phận khác. Cung cấp nguồn và ghi nhận các tín hiệu thu được từ các máy địa vật lý thả xuống dưới lỗ khoan - thường gọi là đầu đo (máy giếng) (sond).

2.5

Đầu đo (sond)

Thiết bị thả xuống lỗ khoan để thực hiện chức năng thu thập tín hiệu trong lỗ khoan.

2.6

Đường cong địa vật lý lỗ khoan (Well log)

Đường cong ghi được khi đo địa vật lý lỗ khoan, để biểu diễn sự thay đổi của tham số đo theo độ sâu lỗ khoan.

2.7

Lát cắt địa chất dọc thành lỗ khoan: (geology cross section of borehole)

Bản vẽ được thành lập dưới dạng thiết đồ (cột địa tầng và đồ thị tham số địa vật lý) dọc theo chiều sâu lỗ khoan, luận giải địa chất các kết quả đo địa vật lý lỗ khoan.

3  Các phương pháp địa vật lý lỗ khoan

Theo nguyên lý hoạt động của thiết bị đo người ta chia ra nhóm các phương pháp địa vật lý lỗ khoan sau: Phương pháp điện, đ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13589-1:2022 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Địa vật lý lỗ khoan - Phần 1: Quy định chung

  • Số hiệu: TCVN13589-1:2022
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2022
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản