Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ISO 18911:2010
VẬT LIỆU HÌNH ẢNH - PHIM NHỰA AN TOÀN ĐÃ GIA CÔNG - THỰC HÀNH BẢO QUẢN
Imaging materials - Processed safety photographic films - Storage practices
Lời nói đầu
TCVN 12841:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 18911:2010.
TCVN 12841:2019 do Viện Phim Việt Nam biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
0.1 Giới thiệu chung
Giá trị của các bản ghi được sử dụng trong các viện lưu trữ, bảo tàng, thư viện, chính phủ, doanh nghiệp và các trường đại học đã thu hút được sự quan tâm đến việc bảo quản các bản ghi đó nhằm đảm bảo tuổi thọ của chúng đến mức tối đa có thể (xem Tài liệu tham khảo [1][2][3]). Phim nhựa là loại vật liệu hình ảnh, tài liệu quan trọng và phải thừa nhận rằng đã có những nhu cầu thông tin trong việc bảo vệ phim nhựa mang giá trị về pháp luật, khoa học, công nghiệp, nghệ thuật hay lịch sử.
Phim nhựa rất dễ bị xuống cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những yếu tố đó có thể chia ra làm ba nhóm lớn được miêu tả như sau.
0.2 Bản chất của phim nhựa
Độ ổn định của các bản phim nhựa phụ thuộc vào bản chất vật lý và hóa học của phim. Các yêu cầu kỹ thuật cho loài phim nhựa an toàn phù hợp để bảo quản được quy định trong ISO 18906.
Nhằm mục đích bảo quản, phim nhựa đã gia công được phân loại theo tuổi thọ dự tính (LE) hoặc ký hiệu tuổi thọ dự tính của chúng. Những điều này được quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng. Thuật ngữ “lưu trữ” không còn được sử dụng để thể hiện tuổi thọ hay độ ổn định trong các tiêu chuẩn về vật liệu hình ảnh vì người ta có thể hiểu nó theo rất nhiều nghĩa khác nhau từ “lưu giữ thông tin vĩnh viễn” (điều không thể đạt được) cho tới “bảo quản tạm thời các thông tin sử dụng tích cực”.
Để bảo quản tối ưu các thông tin ảnh, người ta khuyến nghị nên sử dụng phim có tuổi thọ dự tính cao và cất giữ dưới những điều kiện bảo quản dài hạn. Một loại vật liệu phù hợp để bảo quản là phim bạc-gelatin trên đế polyeste vì nó đáp ứng các yêu cầu của ISO 18901. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các loại phim đã gia công khác như phim màu, phim diazo (xem ISO 18905), phim vesicular (xem ISO 18912) và phim bạc đã gia nhiệt (xem ISO 18919). Mặc dù, những chủng loại phim trên đôi khi không có mức tuổi thọ dự tính cao nhưng nhiều loại trong số đó vẫn có thể đạt được những đặc tính bảo quản vượt trội.
0.3 Gia công phim nhựa
Đối với phim loại bạc-gelatin đen trắng, ISO 18901 quy định lượng dư thiosunfat tối đa cho các nhóm tuổi thọ dự tính khác nhau và lượng dư hợp chất bạc.
Đối với phim diazo, ISO 18905 quy định một phương pháp thử hiện hình phù hợp. ISO 18912, dành cho phim vesicular, gồm một phương pháp thử hiện hình phù hợp và một phương pháp thử lượng muối diazonium dư.
0.4 Điều kiện bảo quản
Điều kiện bảo quản các bản phim nhựa an toàn là rất quan trọng trong công tác bảo quản phim và là chủ đề của tiêu chuẩn này (xem thêm ISO 18906). Phim đế nitrat cũng được khuyến nghị áp dụng các điều kiện bảo quản tương tự nhưng nên đặt chúng trong khu vực bảo quản riêng biệt và có các biện pháp phòng cháy chữa cháy phù hợp (xem Tài liệu tham khảo [4]).
Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc bảo quản phim nhựa đã gia công là độ ẩm, nhiệt độ và các chất gây ô nhiễm không khí, cũng như các mối nguy hiểm từ lửa, nước, ánh sáng, nấm mốc, côn trùng, vi trùng gây hại, sự tiếp xúc với các chất hóa học nào đó ở thể rắn, lỏng hoặc khí và các hư hỏng do yếu tố vật lý. Tiếp xúc trực tiếp với các loại phim khác có thể gây hại cho một trong hai loại phim.
Độ ẩm, nhiệt độ và chất gây ô nhiễm không khí hoặc mức độ biến đổi của chúng có thể được phép vượt quá những giới hạn khuyến cáo mà không gây tác động xấu sẽ phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, các điều kiện sinh học cho phép nấm phát triển và khả năng xâm nhập của các khí nói trên tới bề mặ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5871:2010 (ISO 5655:2000) về Chụp ảnh - Phim bức xạ dùng trong công nghiệp (dạng cuộn và tấm) và màn tăng cường kim loại - Kích thước
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11773:2016 về Bản phim nhựa lưu trữ - Yêu cầu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7910:2017 (ISO/ASTM 51275:2013) về Bảo vệ bức xạ - Thực hành sử dụng hệ đo liều phim nhuộm màu bức xạ
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5871:2010 (ISO 5655:2000) về Chụp ảnh - Phim bức xạ dùng trong công nghiệp (dạng cuộn và tấm) và màn tăng cường kim loại - Kích thước
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11773:2016 về Bản phim nhựa lưu trữ - Yêu cầu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7910:2017 (ISO/ASTM 51275:2013) về Bảo vệ bức xạ - Thực hành sử dụng hệ đo liều phim nhuộm màu bức xạ
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12841:2019 (ISO 18911:2010) về Vật liệu hình ảnh - Phim nhựa an toàn đã gia công - Thực hành bảo quản
- Số hiệu: TCVN12841:2019
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2019
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra