Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11773:2016

BẢN PHIM NHỰA LƯU TRỮ - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Archival motion picture films - Technical requirements and test methods

Lời nói đầu

TCVN 11773:2016 do Viện phim Việt Nam biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

BẢN PHIM NHỰA LƯU TRỮ - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Archival motion picture films - Technical requirements and test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử để xác định tình trạng kỹ thuật trong quá trình bảo quản bản phim nhựa lưu trữ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 6038:1993, Cinematography - Splices for use on 70 mm, 65 mm, 35 mm and 16 mm motion- picture films - Dimensions and locations (Điện ảnh - Mấu nối trên phim hình ảnh động cỡ 70 mm, 65 mm, 35 mm và 16 mm - Kích thước và vị trí).

ISO 18917:1999, Photography - Determination of residual thiosulfate and other related chemicals in processed photographic materials - Methods using iodine-amylose, metylene blue and silver sulfide (Nhiếp ảnh - Xác định lượng dư thiosulfat và những hóa chất liên quan khác trong các vật liệu ảnh đã gia công - Các phương pháp sử dụng iốt-tinh bột, xanh metylen và bạc sulfit).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

Giấy A-D (A-D strip)

Loại giấy chỉ thị gốc axit chuyên dụng đo độ chua phim.

CHÚ THÍCH: A-D là chữ viết tắt của “aciddetecting”.

3.2

Lớp thuốc (Emulsion layer)

Lớp nhũ tương mang thông tin hình ảnh.

3.3

Đế phim (Film base)

Lớp dẻo trong suốt trên đó trải lớp thuốc nhũ tương.

3.4

Độ co ngót (Shrinkage)

Sự co lại của phim sau thời gian bảo quản làm bước răng phim ngắn lại, được tính theo tỷ lệ % so với phim mới.

3.5

Độ chua (Acidity)

Hội chứng giấm (Vinegar syndrom)

Hiện tượng phân rã sinh ra axit acetic tự bên trong đế phim acetat.

3.6

Amoóc (Film leader)

Phần gắn hoặc liền ở đầu và cuối mỗi cuộn phim, dùng để lắp dẫn phim chạy trên thiết bị, ghi thông tin và bảo vệ cuộn phim

3.7

Phai ảnh (Color fading)

Hiện tượng hình ảnh bị bạc đi, làm cho mật độ, màu sắc không còn đúng như gốc ban đầu

3.8

Mấu nối (Splices)

Chỗ nối giữa hai đoạn phim với nhau

3.9

Đường tiếng quang học (Optical sound tracks)

Nơi ghi lưu thông tin âm thanh của phim bằng ảnh quang học.

3.10

Lượng dư thiosulfat (Residual thiosulfate)

Lượng S2O32- còn lại trên phim sau quá trình gia công.

3.11

Mật độ (Density)

Đại lư

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11773:2016 về Bản phim nhựa lưu trữ - Yêu cầu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN11773:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản