Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12699:2019

EN 61373:2010

ỨNG DỤNG ĐƯỜNG SẮT - THIẾT BỊ TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT - CÁC THỬ NGHIỆM VA ĐẬP VÀ RUNG ĐỘNG

Railway applications - Rolling stock equipment - Shock and vibration tests

Lời nói đầu

TCVN 12699:2019 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn EN 61373:2010.

TCVN 12699:2019 do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ỨNG DỤNG ĐƯỜNG SẮT - THIẾT BỊ TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT - CÁC THỬ NGHIỆM VA ĐẬP VÀ RUNG ĐỘNG

Railway applications - Rolling stock equipment - Shock and vibration tests

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về việc thử nghiệm các thiết bị được sử dụng trên các phương tiện giao thông đường sắt chịu sự rung động và va đập do tính chất của môi trường vận hành đường sắt. Để đảm bảo chất lượng của thiết bị có thể được chấp nhận, thiết bị phải chịu được các thử nghiệm trong khoảng thời gian hợp lý mà mô phỏng các điều kiện khai thác được xác định trong suốt vòng đời làm việc mong muốn của thiết bị.

Có thể thực hiện việc thử nghiệm mô phỏng thời gian làm việc lâu dài của thiết bị bằng một số phương pháp với các ưu điểm và nhược điểm tương ứng của từng phương pháp, các phương pháp sau đây là phổ biến nhất:

a) Khuếch đại: nếu biên độ dao động tăng lên và chu kỳ thời gian giảm xuống;

b) Kỹ thuật nén theo thời gian: nếu lịch sử khuếch đại được lưu giữ và chu kỳ thời gian cơ sở bị giảm (tăng tần số);

c) Sự phân chia (decimation): nếu các khoảng phân chia thời gian trong dữ liệu lịch sử được loại bỏ khi độ khuếch đại ở dưới giá trị ngưỡng được quy định.

Sử dụng phương pháp khuếch đại như được nêu trong khoản a) điều này và cùng với các tài liệu viện dẫn tại Điều 2; phương pháp này quy định trình tự thử nghiệm mặc định cần phải tuân thủ khi thực hiện các hạng mục thử nghiệm rung động trên các phương tiện giao thông đường sắt. Tuy nhiên, có thể sử dụng các tiêu chuẩn hiện có khác theo thỏa thuận trước đó giữa nhà sản xuất và khách hàng. Trong những trường hợp như vậy, không áp dụng việc chứng nhận theo tiêu chuẩn này. Nếu các thông tin về khai thác là sẵn có thì có thể thực hiện các thử nghiệm bằng phương pháp được nêu trong Phụ lục A. Nếu các cấp độ thử nghiệm thấp hơn các cấp độ được nêu ra trong tiêu chuẩn này thì thiết bị sẽ chỉ được chứng nhận một phần theo tiêu chuẩn này (chỉ đối với các điều kiện khai thác có các giá trị thử nghiệm chức năng thấp hơn hoặc bằng giá trị quy định trong báo cáo thử nghiệm).

Tiêu chuẩn này chủ yếu liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt trên các hệ thống đường ray cố định nên việc sử dụng tiêu chuẩn rộng hơn sẽ không bị loại trừ. Đối với hệ thống hoạt động bằng lốp có chứa khí nén hoặc các hệ thống vận tải khác như phương tiện buýt điện, nếu cấp độ va đập và rung động khác với cấp độ đạt được đối với các hệ thống đường ray cố định, đơn vị cung cấp và khách hàng có thể thỏa thuận về các cấp độ thử nghiệm tại giai đoạn đấu thầu. Khuyến nghị xác định phổ tần số và thời gian/biên độ va đập bằng cách sử dụng các hướng dẫn trong Phụ lục A. Thiết bị được thử nghiệm ở các cấp độ thấp hơn các cấp được nêu ra trong tiêu chuẩn này sẽ không được chứng nhận phù hợp hoàn toàn theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Ví dụ về việc này là các phương tiện buýt điện, có thiết bị được lắp trên thân phương tiện có thể được thử nghiệm theo thiết bị loại 1 được nêu ra trong tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thử nghiệm một phương. Tuy nhiên có thể sử dụng thử nghiệm nhiều phương theo thỏa thuận trước đó giữa nhà sản xuất và khách hàng.

Các giá trị thử nghiệm được đưa ra trong tiêu chuẩn này được chia thành ba loại, chỉ phụ thuộc vào vị trí của thiết bị bên trong phương tiện.

Loại 1  Lắp trên phương tiện

Kiểu A  Tủ điện, các tổng thành phụ, thiết

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12699:2019 (EN 61373:2010) về Ứng dụng đường sắt - Thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt - Các thử nghiệm va đập và rung động

  • Số hiệu: TCVN12699:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản