Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12606:2019

ISO 12824:2016

SỮA ONG CHÚA - CÁC YÊU CẦU

Royal jelly - Specifications

Lời nói đầu

TCVN 12606:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 12824:2016;

TCVN 12606:2019 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SỮA ONG CHÚA - CÁC YÊU CU

Royal jelly - Specifications

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra yêu cầu về sản xuất, vệ sinh đối với sữa ong chúa và quy định các phương pháp thử cảm quan và hóa học để kiểm nghiệm chất lượng sữa ong chúa. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra yêu cầu về vận chuyển, bảo quản, bao gói và ghi nhãn đối với sữa ong chúa. Tiêu chuẩn này áp dụng cho quá trình sản xuất sữa ong chúa (thu gom, sơ chế và đóng gói) và liên kết thương mại.

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với sữa ong chúa, không áp dụng cho các sản phẩm sữa ong chúa được trộn lẫn trong các loại thực phẩm khác.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thi áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4884-1:2015 (ISO 4833-1:2013) Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp định lượng vi sinh vật - Phần 1: Đếm khuẩn lạc ở 30 °C bằng kỹ thuật đổ đĩa

TCVN 5518-2:2007 (ISO 21528-2:2004) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện và định lượng Enterobacteriaceae - Phần 2: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc

TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017) Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Phương pháp phát hiện, định lượng và xác định typ huyết thanh của Salmonella - Phần 1: Phương pháp phát hiện Salmonella spp.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Sữa ong chúa (royal jelly)

Hỗn hợp chất tiết từ tuyến hầu và tuyến dưới hàm của ong thợ và không có chất bổ sung.

CHÚ THÍCH: Sữa ong chúa là thức ăn của ấu trùng và ong chúa trưởng thành. Sữa ong chúa là thực phẩm tự nhiên ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến trừ việc lọc, không bổ sung bất kỳ chất nào khác. Màu sắc, hương vị và thành phần hóa học của sữa ong chúa được xác định bởi sự hấp thu và chuyển hóa do những con ong thợ được ăn với hai loại thức ăn sau đây trong thời gian sản xuất sữa ong chúa:

- loại 1: chỉ các thức ăn tự nhiên của ong (phấn hoa, mật hoa và mật ong);

- loại 2: thức ăn tự nhiên của ong và các chất dinh dưỡng khác (protein, carbohydrat, v.v...).

3.2

Axit 10-Hydroxy-2-Decenoic (10-hydroxy-2-decenoic acid)

10-HDA

Axit 10-Hydroxy-2-Decenoic là thành phần chính của sữa ong chúa.

4  Các yêu cầu

4.1  Mô tả

Sữa ong chúa có màu trắng sữa, vàng nhạt, sáng màu, có dạng nhão hoặc giống như thạch không có bọt khí và các chất ngoại lai. Ở nhiệt độ phòng, sữa ong chúa bị hóa lỏng. Trong quá trình bảo quản, sữa ong chúa có thể tự kết tinh thành hạt nhỏ.

4.2  Mùi và vị

Sữa ong chúa có mùi hăng, không lên men, có vị hơi chua, hơi cay để lại vị chát trong vòm miệng và cổ họng.

4.3  Yêu cầu về các ch tiêu hóa học

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12606:2018 (ISO 12824:2016) về Sữa ong chúa - Các yêu cầu

  • Số hiệu: TCVN12606:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản