Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12511:2018

RỪNG TỰ NHIÊN - RỪNG SAU KHOANH NUÔI

Natural forest - Restored forest

Lời nói đầu

TCVN 12511:2018 do Trường Đại học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

RỪNG TỰ NHIÊN - RỪNG SAU KHOANH NUÔI

Natural forest - Restored forest

1  Phạm vi áp dụng

- Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với rừng sau khoanh nuôi với mục đích sản xuất gỗ và tre nứa và phòng hộ đầu nguồn.

- Tiêu chuẩn này áp dụng cho các đối tượng rừng tự nhiên phục hồi trên đất đã mất rừng do khai thác kiệt, đất nương rẫy bỏ hóa còn tính chất đất rừng, trảng cỏ cây bụi xen cây gỗ và rừng tre nứa phục hồi sau khai thác hoặc sau canh tác nương rẫy.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1  Rừng sau khoanh nuôi (Restored forest)

Rừng phục hồi trên đất đã mất rừng do khai thác kiệt, đất nương rẫy bỏ hóa còn tính chất đất rừng, trảng cỏ cây bụi xen cây gỗ và rừng tre nứa phục hồi sau khai thác hoặc sau canh tác nương rẫy.

2.2  Đám trống trong rừng (Forest gap)

Nơi có diện tích tối thiểu 100m2, không có cây gỗ có đường kính ngang ngực (D1,3) lớn hơn hoặc bằng 6,0cm và không có tre nứa (đối với rừng tre nứa).

2.3  Độ tàn che (Canopy cover)

Mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười.

2.4  Cây tái sinh tự nhiên (Naturally regenerating sapling)

Cây thân gỗ mọc tự nhiên có đường kính ngang ngực nhỏ hơn 6,0cm.

2.5.  Cây tái sinh có triển vọng (Potentially regenerated sapling)

Cây tái sinh tự nhiên có chiều cao lớn hơn 2,0m, tán lá phát triển đều, không cong queo, sâu bệnh và cụt ngọn.

2.6  Cây mục đích (Target tree)

Cây gỗ có đường kính ngang ngực lớn hơn hoặc bằng 6,0cm đáp ứng yêu cầu kinh doanh đối với rừng sản xuất hoặc đáp ứng yêu cầu phòng hộ đối với rừng phòng hộ.

2.7  Rừng phòng hộ đầu nguồn (Headwater protection forest)

Rừng được sử dụng để tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa nước; hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng hồ và khu vực hạ du.

2.8  Rừng sản xuất (Production forest)

Rừng được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

2.9  Rừng tre nứa (Bamboo forest)

Rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc phân họ tre họ hòa thảo có đặc điểm là thân hóa gỗ, có đốt và rỗng, lá và mo thân.

3  Yêu cầu kỹ thuật

3.1.  Rừng phòng hộ đầu nguồn

Yêu cầu thành rừng sau khoanh nuôi đối với rừng phòng hộ đầu nguồn được quy định tại Bảng 1 và phương pháp đánh giá quy định trong Phụ lục A.

Bảng 1 - Yêu cầu thành rừng sau khoanh nuôi với rừng phòng hộ đầu nguồn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12511:2018 về Rừng tự nhiên - Rừng sau khoanh nuôi

  • Số hiệu: TCVN12511:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản