Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11366-5:2021

RỪNG TRỒNG - YÊU CẦU LẬP ĐỊA - PHẦN 5: PHI LAO

Plantation - Site requirements - Part 5: Casuarina equisetifolia Forst. & Forst. f.

Lời nói đầu

TCVN 11366-5:2021 do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11366, Rừng trồng - Yêu cầu lập địa gồm các phần sau:

TCVN 11366-1:2016, Phần 1: Keo tai tượng và Keo lai;

TCVN 11366-2:2016, Phần 2: Bạch đàn lai;

TCVN 11366-3:2019, Phần 3: Keo lá tràm;

TCVN 11366-4:2019, Phần 4: Keo chịu hạn (Neem);

TCVN 11366-5:2021, Phần 5: Phi lao.

 

RỪNG TRỒNG - YÊU CẦU LẬP ĐỊA - PHẦN 5: PHI LAO

Plantation - Site requirements - Part 5: Casuarina equisetifolia Forst. & Forst. f.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu lập địa và phương pháp xác định các tiêu chí về yêu cầu lập địa để trồng rừng Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst. & Forst. f.).

CHÚ THÍCH: Phi lao thường được trồng ở vùng cát ven biển các tỉnh miền Trung.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có):

TCVN 9487: 2012, Quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Bãi cát (Sand bank)

Địa mạo ổn định, khá bằng phẳng, đã cố định nhờ cây cỏ tự nhiên hay cây trồng che phủ hoặc do ẩm ướt.

3.2

Cồn cát (Sand dunes)

Địa mạo tương đối ổn định, đã cố định hoặc bán cố định nhờ che phủ của lớp thảm cỏ hoặc cây trồng.

3.3

Địa mạo (Geomorphology)

Hình thái bề mặt của các dạng địa hình.

3.4

Đụn cát (Shifting sand dunes)

Địa mạo không ổn định luôn thay đổi vị trí và hình dạng, được hình thành trên nền cát mới khô rời.

3.5

Lập địa (Site)

Nơi sống của cây rừng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng.

3.6

pHKCl của đất (Soil pHKCl)

Độ chua trao đổi của đất, được biểu thị bởi nồng độ ion H của dung dịch đất bám trên bề mặt keo đất bị đẩy ra ngoài dung dịch đất nhờ dung dịch muối trung tính KCl.

Chỉ tiêu pHKCl phản ánh mức độ chua (axit) hay kiềm của đất.

4  Điều kiện lập địa

Điều kiện lập địa trồng rừng được quy định tại Bảng 1.

Dạng địa hình địa mạo và chế độ nước theo quy định tại Phụ lục A.

Tên loại đất theo quy định tại Phụ lục B.

Trạng thái thực bì theo quy định tại Phụ lục C.

Bảng 1 - Yêu cầu lập địa trồng rừng Phi lao

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11366-5:2021 về Rừng trồng - Yêu cầu lập địa - Phần 5: Phi lao

  • Số hiệu: TCVN11366-5:2021
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2021
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản