TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12432-3:2018
ISO 9926-3:2016
CẦN TRỤC - ĐÀO TẠO NGƯỜI VẬN HÀNH - PHẦN 3: CẦN TRỤC THÁP
Cranes - Training of operators - Part 3: Tower cranes
Lời nói đầu
TCVN 12432-3:2018 hoàn toàn tương đương ISO 9926-3:2016.
TCVN 12432-3:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 12432 (ISO 9926), Cần trục - Đào tạo người vận hành gồm các phần sau:
- TCVN 12432-1:2018 (ISO 9926-1:1990), Phần 1: Quy định chung;
- TCVN 12432-3:2018 (ISO 9926-3:2016), Phần 3: Cần trục tháp.
Lời giới thiệu
TCVN 12432-1 (ISO 9926-1) quy định việc đào tạo tối thiểu cho người học vận hành các thiết bị nâng với tải treo nhằm mục đích phát triển kỹ năng vận hành cơ bản của cá nhân khi thao tác và cung cấp các kiến thức cần thiết để sử dụng đúng các thiết bị này.
CẦN TRỤC - ĐÀO TẠO NGƯỜI VẬN HÀNH - PHẦN 3: CẦN TRỤC THÁP
Cranes - Training of operators - Part 3: Tower cranes
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các vấn đề riêng liên quan đến đào tạo người vận hành cần trục tháp.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 4302, Cranes - Wind load assessment (Cần trục - Đánh giá tải trọng gió).
3 Nội dung đào tạo tùy theo loại cần trục tháp
Việc đào tạo thực hành và lý thuyết phải tính đến các đặc tính sau đây tùy theo loại cần trục tháp:
a) Định vị tải nâng;
b) Kiểu điều khiển cơ cấu nâng, ví dụ vô cấp hoặc có cấp;
c) Kiểu cần, ví dụ cần nằm ngang, cần gẫy khúc (cần cổ ngỗng), cần xếp lồng, cần nâng/hạ;
d) Kiểu lắp dựng/tháo dỡ, ví dụ cần trục được lắp dựng từ các bộ phận cầu thành, cần trục tháp tự lắp dựng, cần trục di chuyển hoặc tĩnh tại, cần trục tự nâng bên trong hoặc bên ngoài công trình (các quy trình lý thuyết);
e) Các chú ý vận hành đặc biệt khi nhiều người cùng sử dụng một cần trục, ví dụ người vận hành cuối cùng trong ca làm việc phải chắc chắn rằng cần trục đã được đưa về trạng thái không làm việc một cách đúng đắn;
f) Các quy trình đưa cần trục về trạng thái không làm việc, dừng đỗ cần trục và đưa cần trục về trạng thái không được giám sát, bao gồm việc đưa cần về trạng thái quay tự do, thực hiện việc kẹp ray hoặc các quy trình đặc biệt khác được mô tả trong hướng dẫn của nhà sản xuất;
g) Chuẩn bị cần trục sẵn sàng cho vận chuyển trên đường, khi cần áp dụng (các quy trình lý thuyết);
h) Vai trò và trách nhiệm của người vận hành;
i) Làm quen với các quy định quốc gia, địa phương và với các quy trình vận hành đặc biệt;
j) Việc duy trì khoảng cách an toàn đến các đường dây dẫn điện;
k) Các trở ngại khi vận hành và các mối nguy cơ do tiệm cận;
l) Các phương án mắc cáp khác nhau của cụm móc treo;
m) Công dụng và sự vận hành của các thiết bị an toàn;
n) Việc kiểm tra tất cả các thiết bị giới hạn chuyển động;
o) Các thao tác bị cấm;
p) Các quy trình kiểm tra và bảo trì hàng ngày, thường xuyên, định kỳ và các yêu cầu lưu giữ biên bản;
q) Việc phát hiện và ghi lại các sự cố - sự thông báo cho người được chỉ định.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12432-3:2018 (ISO 9926-3:2016) về Cần trục - Đào tạo người vận hành - Phần 3: Cần trục tháp
- Số hiệu: TCVN12432-3:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực