Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12297:2018

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG - QUY TRÌNH THÀNH LẬP BỘ BẢN ĐỒ MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN

Investigation, assessment of environmental geology - Procedue for estabplished the environmental radioactive maps

Lời nói đầu

TCVN 12297:2018 do Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG - QUY TRÌNH THÀNH LẬP BỘ BẢN ĐỒ MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN

Investigation, Assessment of Evironmental Geology - Procedue for estabplished the Environmental Radioactive Maps

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định nguyên tắc, thành phần và quy trình kỹ thuật thành lập bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên phục vụ công tác điều tra, đánh giá địa chất môi trường.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9416:2012, Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - Phương pháp khí phóng xạ;

TCVN 9419:2012, Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - Phương pháp phổ gamma;

TCVN 9414:2012, Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - Phương pháp gamma;

TCVN 9413:2012, Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - An toàn phóng xạ;

TCVN 9434:2012, Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - Công tác trắc địa phục vụ địa vật lý;

TCVN 12295:2018, Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - Phương pháp lấy các loại mẫu để đo hoạt độ phóng xạ môi trường.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Môi trường phóng xạ tự nhiên (natural radioactive environment)

Là khoảng không gian tại đó tồn tại và tác động của các bức xạ phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên.

3.2

Chiếu xạ (exposure)

Là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác.

3.3

Chiếu xạ tự nhiên (natural expose)

Là chiếu xạ gây ra bởi các nguồn phóng xạ tự nhiên.

3.4

Nguồn phóng xạ tự nhiên (natural source)

Bao gồm các nguồn bức xạ vũ trụ; nguồn bức xạ có trong tầng đất mặt; trong cơ thể người; trong không khí.

3.5

Hàm lượng phóng xạ (radioactive concentrate)

Là số phân rã trên đơn vị thời gian và trên đơn vị thể tích (trong không khí và trong chất lỏng thường được gọi là nồng độ phóng xạ).

Trong điều tra, đánh giá môi trường, hàm lượng các nguyên tố phóng xạ trong đất đá thường được biểu diễn bằng các đơn vị sau:

- Hàm lượng kali: %K (phần trăm của kali);

- Hàm lượng urani: ppmU (một phần triệu của urani);

- Hàm lượng Thori: ppmTh (một phần triệu của thori).

Hệ số chuyển đổi hàm lượng các nguyên tố phóng xạ sang hoạt độ phóng xạ riêng:

- 1 % kali trong đất đá = 313 Bq/Kg của 40K;

-1 ppm urani trong đất đá = 12,35Bq/kg của 238U (hoặc 226Ra);

- 1 ppm thori trong đất đá = 4,06 Bq/kg của 232Th.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12297:2018 về Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - Quy trình thành lập bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên

  • Số hiệu: TCVN12297:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản