Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9414 : 2012

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP GAMMA

Investigation, Assessment of geological Environment - Gamma method

Lời nói đầu

TCVN 9414 : 2012 - Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - Phương pháp gamma - do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP GAMMA

Investigation, Assessment of geological Environment - Gamma method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân sử dụng phương pháp đo trường bức xạ gamma phục vụ công tác điều tra phóng xạ môi trường; đánh giá an toàn phóng xạ trong các nhà ở, công trình khai đào, hầm mỏ, khu khai thác quặng, xưởng tuyển, chế biến…

2. Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng trong điều tra phóng xạ môi trường và đánh giá an toàn bức xạ trong các hoạt động điều tra, thăm dò địa chất.

Các đại lượng xác định trong tiêu chuẩn này chỉ sử dụng đánh giá về hiện trạng, quy mô, mức độ và khả năng phát tán của trường bức xạ tự nhiên trong lĩnh vực địa chất để làm căn cứ xây dựng quy trình làm việc và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

3. Các thuật ngữ, định nghĩa

3.1. Điểm đo gamma môi trường: là điểm mà tại đó được quan sát, thu thập, mô tả các thông liên quan về phóng xạ môi trường, định vị bằng toạ độ trắc địa và được đo suất liều gamma tại vị trí 0m và 1m so với mặt đất.

3.2. Nguồn bức xạ: là chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ.

3.3. Hoạ độ (Activity): Đại lượng A ứng với một số lượng hạt nhân phóng xạ ở một trạng thái năng lượng nhất định tại một thời điểm nhất định được xác định như sau:

A(t) = dN/dt

Trong đó: dN là giá trị kỳ vọng của số các biến đổi hạt nhân tự phát từ trạng thái năng lượng xác định đó trong khoảng thời gian dt [1].

Chú thích 1: Hoạt độ cũng được hiểu là tốc độ các biến đổi của hạt nhân trong vật liệu phóng xạ. Phương trình đôi khi được đưa ra dưới dạng

A(t) = -dN/dt

Trong đó N là số hạt nhân của nhân phóng xạ, và do vậy tốc độ thay đổi của N theo thời gian là số âm. Về giá trị số thì hai công thức trên là giống nhau.

Chú thích 2: Đơn vị đo hoạt độ theo hệ SI là Becquerel (Bq), 1Bq = 1 phân rã; 1Ci (Curi) = 3,7 x 1010 phân rã trong 1 giây (hoặc là 37 Giga Becquerel); 1Ci = 3,7 x 1010 Bq = 37 GBq.

3.4. Hoạt độ riêng (hoạt độ trên 1 đơn vị khối lượng): là số phân rã hạt nhân trong một đơn vị thời gian và trên đơn vị khối lượng; hoạt độ riêng được sử dụng để miêu tả hàm lượng các nuclit phóng xạ trong đất đá, trong vật liệu xây dựng, trong nước, không khí v.v… (đối với các chất rắn thường lấy đơn vị là Bq/kg, đối với chất lỏng và khí thường lấy đơn vị là Bq/l hoặc Bq/m3).

3.5. Liều hấp thụ (Absorbed dose): là tỷ số giữa năng lượng trung bình mà bức xạ truyền cho vật chất trong yếu tố thể tích và khối lượng vật chất dm của thể tích đó.

Đơn vị liều hấp thụ trong hệ SI là Gray (ký hiệu là Gy), 1 Gy = 1 J/Kg.

Đơn vị ngoài hệ SI là rad (radiation absorbed dose): 1 rad = 0,01 Gy.

3.6. Liều tương đương: liều hấp thụ tương đương hay liều tương đương H là đại lượng để đánh giá mức độ nguy hiểm của các loại bức xạ, bằng tích của liều hấp thụ D với trọng số bức xạ (Radiation Weighting Factor) và ký hiệu là WR.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9414:2012 về Điều tra, đánh giá địa chất môi trường - Phương pháp Gamma

  • Số hiệu: TCVN9414:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản