ISO 4310:2009
CẦN TRỤC - QUY TRÌNH THỬ VÀ KIỂM TRA
Cranes - Test code and procedures
Lời nói đầu
TCVN 12156:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 4310:2009.
TCVN 12156:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CẦN TRỤC - QUY TRÌNH THỬ VÀ KIỂM TRA
Cranes - Test code and procedures
Tiêu chuẩn này quy định các phép thử, kiểm tra và quy trình kiểm tra xác nhận sự phù hợp với các thông số kỹ thuật vận hành và khả năng nâng được tải trọng danh định của cần trục (xem ISO 7363).
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các loại cần trục quy định trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), trước khi sử dụng lần đầu và sau khi có sự thay đổi, sửa chữa kết cấu hoặc bộ phận chịu tải của cần trục.
Khi tải trọng danh định được quyết định bởi độ ổn định, quy trình thử và tải trọng thử được quy định để các giới hạn ổn định cho phép có thể được kiểm tra xác nhận dễ dàng.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), Cần trục - Từ vựng - Phần 1: Quy định chung.
TCVN 10197 (ISO 13202), Cần trục - Đo các thông số vận tốc và thời gian.
TCVN 12157 (ISO 14518), Cần trục -Yêu cầu đối với tải trọng thử.
ISO 7363, Cranes and lifting appliances - Technical characteristics and acceptance documents (Cần trục và thiết bị nâng - Đặc tính kỹ thuật và tài liệu nghiệm thu).
ISO 11629, Cranes - Measurment of the mass of a crane and its components (Cần trục - Đo khối lượng cần trục và các bộ phận cần trục).
3 Các loại quy trình thử và kiểm tra
3.1 Để thực hiện các mục đích của tiêu chuẩn này phải sử dụng ba loại quy trình thử và kiểm tra sau đây:
a) Thử và kiểm tra sự phù hợp các thông số kỹ thuật theo 4.1;
b) Kiểm tra bằng quan sát theo 4.2;
c) Thử tải của cần trục theo 4.3.
3.2 Các cần trục chế tạo hoàn chỉnh phải được nhà sản xuất thử và kiểm tra trước khi giao hàng. Các cần trục được lắp đặt hoặc tổ hợp lần cuối tại nơi sử dụng phải được thử và kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng. Mọi thoả thuận giữa nhà sản xuất/nhà cung cấp và người mua1) phải bao gồm thử và kiểm tra.
Đối với các cần trục được sản xuất theo loạt, số lượng mẫu cần trục cần thử và kiểm tra cần được xác lập theo thoả thuận chung giữa nhà sản xuất/nhà cung cấp và người mua.
4.1 Thử và kiểm tra sự phù hợp
Khi cần trục được thử và kiểm tra sự phù hợp với hồ sơ kỹ thuật thì phải thực hiện tương ứng với các đặc tính tải trọng như cho trong ISO 7363.
Phải kiểm tra xác nhận các thông số sau:
- Khối lượng cần trục;
- Khoảng cách từ trục quay đến trục lật;
- Chiều cao nâng tải;
- Tầm hoạt động của móc;
- Vận tốc nâng/hạ tải;
- Vận tốc hạ tải chính xác;
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12156:2017 (ISO 4310:2009) về Cần trục - Quy trình thử và kiểm tra
- Số hiệu: TCVN12156:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực