Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ISO 4305:2014
CẦN TRỤC TỰ HÀNH - XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH
Mobile cranes - Determination of stability
Lời nói đầu
TCVN 10836:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 4305:2014.
TCVN 10836:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CẦN TRỤC TỰ HÀNH - XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH
Mobile cranes - Determination of stability
Tiêu chuẩn này quy định các trạng thái phải tính đến khi kiểm tra độ ổn định của cần trục tự hành bằng tính toán, giả định rằng cần trục làm việc trên bề mặt cứng và nằm ngang (độ nghiêng không quá 1 %).
Tiêu chuẩn này áp dụng cho cần trục tự hành như quy định trong TCVN 8242-2 (ISO 4306-2), tức là các thiết bị lắp trên bánh lốp hoặc bánh xích, có hoặc không có chân chống trừ cần trục xếp dỡ.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), Cần trục - Từ vựng - Phần 1: Quy định chung.
TCVN 8242-2 (ISO 4306-2), Cần trục - Từ vựng - Phần 2: Cần trục tự hành.
ISO 4302, Cranes - Wind load assessment (Cần trục - Đánh giá tải trọng gió).
ISO 4310:2009, Cranes - Test code and procedures (Cần trục - Quy tắc và quy trình thử).
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 8242-2 (ISO 4306-2), ngoại trừ đối với cần, cần phụ và cần lắp trên cột được định nghĩa sau đây:
3.1
Cần có chiều dài cố định (fixed length boom)
Cần có chiều dài làm việc cố định, chiều dài của cần có thể thay đổi bằng cách lắp thêm hoặc tháo bớt các đoạn cần trung gian, nhưng không thể thay đổi chiều dài cần trong chu kỳ làm việc của cần trục.
[Nguồn: ISO 4306-2:2012*, 4.1, Cụm từ “với chiều dài” được thay thế bằng “chiều dài của cần”].
3.2
Cần dạng giàn (lattice boom)
Cần có chiều dài cố định, có kết cấu dạng giàn.
[Nguồn: ISO 4306-2:2012*, 4.1.1].
3.3
Cần ống lồng (telescoping boom)
Cần bao gồm đoạn cần cơ sở mà từ đó một hoặc một số đoạn cần được kéo ra để tăng chiều dài.
[Nguồn: ISO 4306-2:2012*, 4.2].
3.4
Cần lắp đặt trên cột (mast-mounted boom)
Thiết bị bao gồm cần được lắp trên đỉnh hoặc gần đỉnh cột thẳng đứng hoặc gần như thẳng đứng.
CHÚ THÍCH: Góc giữa cần và cột có thể thay đổi trong khi làm việc.
[Nguồn: ISO 4306-2:2012*, 4.3).
3.5
Cần phụ (fly jib)
Đoạn cần bổ sung gắn vào đầu cần hoặc gần đầu cần để tăng chiều dài cần và lắp cáp của cơ cấu nâng phụ.
CHÚ THÍCH 1: Cần phụ được cấu hình với góc cố định trên cần.
[Nguồn: I
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11074-1:2015 (ISO 9927-1:2013) về Cần trục - Kiểm tra - Phần 1: Quy định chung
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11074-3:2015 (ISO 9927-3:2005) về Cần trục - Kiểm tra - Phần 3: Cần trục tháp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11075-1:2015 (ISO 12488-1:2012) về Cần trục - Dung sai đối với bánh xe và đường, chạy - Phần 1: Quy định chung
- 1Quyết định 2099/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia Cần trục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8242-1:2009 (ISO 4306-1: 2007) về Cần trục - Từ vựng - Phần 1: Quy định chung
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8242-2:2009 (ISO 4306-2 : 1994) về Cần trục - Từ vựng - Phần 2: Cần trục tự hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11074-1:2015 (ISO 9927-1:2013) về Cần trục - Kiểm tra - Phần 1: Quy định chung
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11074-3:2015 (ISO 9927-3:2005) về Cần trục - Kiểm tra - Phần 3: Cần trục tháp
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11075-1:2015 (ISO 12488-1:2012) về Cần trục - Dung sai đối với bánh xe và đường, chạy - Phần 1: Quy định chung