Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ISO 17289:2014
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH OXY HÒA TAN - PHƯƠNG PHÁP CẢM BIẾN QUANG HỌC
Water quality - Determination of dissolved oxygen - Optical sensor method
Lời nói đầu
TCVN 12026:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 17289:2014
TCVN 12026:2018 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH OXY HÒA TAN - PHƯƠNG PHÁP CẢM BIẾN QUANG HỌC
Water quality - Determination of dissolved oxygen - Optical sensor method
CẢNH BÁO: Người sử dụng tiêu chuẩn này cần phải thành thạo các phép thực hành phân tích trong phòng thử nghiệm. Tiêu chuẩn này không đề cập tới mọi vấn đề an toàn liên quan đến người sử dụng. Trách nhiệm của người sử dụng là phải đảm bảo an toàn và có sức khỏe phù hợp theo quy định.
QUAN TRỌNG: Chỉ những nhân viên đã qua đào tạo thích hợp mới được phép tiến hành phép thử theo tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp quang học để xác định oxy hòa tan trong nước sử dụng cảm biến làm việc dựa trên hiệu ứng dập tắt huỳnh quang.
Phép đo nồng độ oxy có thể được tính theo miligam trên lít, phần trăm bão hòa (% oxy hòa tan), hoặc cả hai. Tùy thuộc vào thiết bị sử dụng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất có thể đạt được giới hạn phát hiện 0,1 mg/l hoặc 0,2 mg/l. Phần lớn thiết bị cho phép đo được các giá trị lớn hơn 100%, nghĩa là quá bão hòa.
CHÚ THÍCH Quá bão hòa có thể là khi áp suất riêng phần oxy cao hơn áp suất trong không khí. Đặc biệt trong trường hợp tảo phát triển mạnh, hiện tượng quá bão hòa lên đến 200% và hơn nữa có thể xảy ra.
Nếu nước được đo có độ bão hòa oxy lớn hơn 100%, cần thực hiện các sắp xếp để ngăn ngừa sự thoát khí oxy trong quá trình xử lý và đo mẫu. Tương tự, điều quan trọng là cần ngăn ngừa sự chuyển oxy vào mẫu nếu độ bão hòa dưới 100%.
Phương pháp này thích hợp đo tại hiện trường, quan trắc liên tục oxy hòa tan cũng như đo trong phòng thí nghiệm. Đây là một trong những phương pháp thích hợp để đo nước có màu đậm hoặc nước đục và phù hợp để phân tích nước không phù hợp cho phương pháp chuẩn độ Winkler do có chứa các chất cố định sắt và iod, có thể gây cản trở cho phương pháp iod đã quy định ở TCVN 7324:2004 (ISO 5813).
Phương pháp này thích hợp để đo nước uống, nước tự nhiên, nước thải, nước mặn. Khi dùng cho nước mặn như nước biển, nước cửa sông, thì cần hiệu chỉnh độ muối đối với phép đo nồng độ oxy.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước sử dụng trong phân tích phòng thí nghiệm - Đặc tính và phương pháp thử nghiệm (Water for analytical laboratory use - Specification and test methods).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm (Water for analytical laboratory use Specification and test method).
Cảm biến quang học đo chu kỳ phát quang/huỳnh quang hoặc pha phát quang/huỳnh quang thường gồm có một chất phát quang hoặc thuốc nhuộm huỳnh quang đặt trong nắp cảm biến, một nguồn sáng (ví dụ diod phát ánh sáng (LED)], và một detector quang học. Ánh sáng xung hoặc điều biến từ nguồn gây ra sự kích thích của chất phát quang, được dập tắt trong sự có mặt của oxy. Detector quang học chuyển đổi ánh sáng phát ra thành tín hiệu đi
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu nước
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7325:2016 (ISO 5814:2012) về Chất lượng nước - Xác định oxy hòa tan - Phương pháp đầu đo điện hóa
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12260-2:2018 (ISO 13164-2:2013) về Chất lượng nước - Radon 222 - Phần 2: Phương pháp thử sử dụng phổ tia gamma
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12260-3:2018 (ISO 13164-3:2013) về Chất lượng nước - Radon 222 - Phần 3: Phương pháp thử sử dụng đo xạ khí
- 1Quyết định 1385/QĐ-BKHCN năm 2018 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7324:2004 (ISO 5813:1983) về chất lượng nước - Xác định oxy hoà tan - Phương pháp iod do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Bảo quản và xử lý mẫu nước
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7325:2016 (ISO 5814:2012) về Chất lượng nước - Xác định oxy hòa tan - Phương pháp đầu đo điện hóa
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12260-2:2018 (ISO 13164-2:2013) về Chất lượng nước - Radon 222 - Phần 2: Phương pháp thử sử dụng phổ tia gamma
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12260-3:2018 (ISO 13164-3:2013) về Chất lượng nước - Radon 222 - Phần 3: Phương pháp thử sử dụng đo xạ khí
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12026:2018 (ISO 17289:2014) về Chất lượng nước - Xác định oxy hoà tan - Phương pháp cảm biến quang học
- Số hiệu: TCVN12026:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra