Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11737-3:2016
ISO 8253-3:2012

ÂM HỌC - PHƯƠNG PHÁP ĐO THÍNH LỰC - PHẦN 3: PHÉP ĐO THÍNH LỰC BẰNG GIỌNG NÓI

Acoustics - Audiometric test methods - Part 3: Speech audiometry

Lời nói đầu

TCVN 11737-3:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 8253-3:2012.

TCVN 11737-2:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11737 (ISO 8253), Âm học - Phương pháp đo thính lực gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 11737-1:2016 (ISO 8253-1:2010), Phần 1: Phép đo thính lực bằng âm đơn truyền qua xương và không khí;

- TCVN 11737-2:2016 (ISO 8253-2:2009), Phần 2: Phép đo thính lực trong trường âm với âm đơn và các tín hiệu thử dải hẹp;

- TCVN 11737-3:2016 (ISO 8253-3:2012), Phần 3: Phép đo thính lực bằng giọng nói.

 

Lời giới thiệu

Phép đo thính lực bằng giọng nói được sử dụng để đánh giá khả năng nghe liên quan đến đánh giá chẩn đoán và phục hồi chức năng thính lực.

Các kết quả của phép đo thính lực bằng giọng nói phụ thuộc vào chất giọng và phương pháp sử dụng. Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện đối với chất giọng nhằm đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về độ chụm và khả năng tương thích giữa các phép thử khác nhau có sử dụng các chất giọng khác nhau bao gồm cả các chất giọng theo các ngôn ngữ khác nhau. Tiêu chuẩn này cũng quy định các quy trình sử dụng khi thử nghiệm nhận dạng giọng nói.

 

ÂM HỌC - PHƯƠNG PHÁP ĐO THÍNH LỰC - PHN 3: PHÉP ĐO THÍNH LỰC BNG GIỌNG NÓI

Acoustics - Audiometric test methods - Part 3: Speech audiometry

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp cơ bản đối với các phép thử nhận dạng giọng nói cho các ứng dụng thính học.

Để đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về độ chụm và khả năng tương thích giữa các quy trình thử khác nhau bao gồm các phép thử nhận dạng giọng nói theo các ngôn ngữ khác nhau, tiêu chuẩn này cũng quy định các yêu cầu về thành phần, xác nhận và đánh giá các chất giọng thử, và việc thực hiện các phép thử nhận dạng giọng nói. Tiêu chuẩn này không quy định nội dung của chất giọng vì tính đa dạng của ngôn ngữ.

Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn quy định phương pháp xác định các giá trị quy chiếu và các yêu cầu phải đáp ứng khi thực hiện và cách thức thể hiện.

Tiêu chuẩn này quy định các quy trình và các yêu cầu đối với phép đo thính lực giọng nói với chất giọng thử được ghi lại, truyền qua không khí bằng tai nghe, hoặc từ loa đối với phép đo thính lực tại trường âm. Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp sử dụng tiếng ồn che phủ tai không tham gia thử hoặc sử dụng âm khác.

Một số các đối tượng thử, ví dụ trẻ em, có thể yêu cầu quy trình thử sửa đổi không được đề cập đến trong tiêu chuẩn này.

Các phép thử đặc biệt như các phép thử sử dụng để đánh giá khả năng nghe định hướng và nghe phức hợp không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 6965 (ISO 266), Âm học - Tần số ưu tiên.

TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), Độ không đảm bảo đo - Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995).

TCVN 11737-1 (ISO 8253-1), Âm học - Phương pháp đo thính lực - Phần 1: Phép đo thính lực bằng âm đơn truyền qua xương và không khí

TCVN 11737-2 (ISO 8253-2), Âm học - Phương pháp đo thính lực - Phần

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11737-3:2016 (ISO 8253-3:2012) về Âm học - Phương pháp đo thính lực - Phần 3: Phép đo thính lực bằng giọng nói

  • Số hiệu: TCVN11737-3:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản