- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12179-2:2017 (ISO 9614-2:1996) về Âm học - Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn sử dụng cường độ âm - Phần 2: Đo bằng cách quét
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12179-3:2017 (ISO 9614-3:2002) về Âm học - Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn sử dụng cường độ âm - Phần 3: Phương pháp đo chính xác bằng cách quét
Acoustics - Determination of sound power levels of noise sources using sound intensity - Part 1: Measurement at discrete points
Lời nói đầu
TCVN 12179-1:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 9614-1:1993.
TCVN 12179-1:2017 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 43 Âm học biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 12179 (ISO 9614), Âm học - Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn sử dụng cường độ âm gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 12179-1:2017 (ISO 9614-1:1993), Phần 1: Đo tại các điểm rời rạc;
- TCVN 12179-2:2017 (ISO 9614-2:1996), Phần 2: Đo bằng cách quét.
- TCVN 12179-3:2017 (ISO 9614-3:2002), Phần 3: Phương pháp đo chính xác bằng cách quét.
Lời giới thiệu
0.1 Mức công suất âm phát ra từ nguồn về mặt giá trị bằng tích phân của tích vô hướng vecto cường độ âm và vecto diện tích nguyên tố lấy trên bề mặt bất kỳ bao quanh nguồn âm. Các tiêu chuẩn trước đó mô tả các phương pháp xác định mức công suất âm của các nguồn ồn, chủ yếu là từ ISO 3740 đến ISO 3747, trừ trường hợp quy định mức áp suất âm là đại lượng âm sơ cấp phải đo. Tương quan giữa mức cường độ âm và mức áp suất âm tại một điểm phụ thuộc vào các đặc điểm của nguồn âm, của môi trường đo và sự phân bố các vị trí đo liên quan của nguồn. Vì vậy các tiêu chuẩn từ ISO 3740 đến ISO 3747 cần thiết xác định các đặc điểm của nguồn, môi trường và các qui trình đánh giá, cùng các phương pháp đo nhằm hạn chế độ không đảm bảo đo của phép xác định mức công suất âm trong các giới hạn chấp nhận.
Các qui trình mô tả trong các tiêu chuẩn từ ISO 3740 đến ISO 3747 không phải luôn luôn thích hợp, do các nguyên nhân sau:
a) cần các cơ sở vật chất có chi phí cao, nếu yêu cầu cấp chính xác cao. Thông thường không có khả năng lắp đặt và vận hành các bộ phận thiết bị lớn trong các cơ sở như vậy;
b) không áp dụng được các qui trình này khi có các mức tiếng ồn từ bên ngoài sinh ra từ các nguồn khác cao hơn nguồn đang nghiên cứu.
Mục đích của bộ tiêu chuẩn này [TCVN 12179 (ISO 9614)] là quy định các phương pháp có thể xác định các mức công suất âm của các nguồn, trong phạm vi các dải quy định của độ không đảm bảo đo, dưới các điều kiện thử quy định nhưng lại kém nghiêm ngặt hơn so với các điều kiện thử quy định trong các tiêu chuẩn từ ISO 3740 đến ISO 3747. Mức công suất âm là công suất âm tại chỗ (in situ) được xác định theo qui trình nêu trong tiêu chuẩn này; về mặt vật lý là hàm số của môi trường, và trong một số trường hợp, mặc dù từ cùng một nguồn, nhưng khi xác định dưới các điều kiện khác thì công suất âm có thể khác nhau.
0.2 Tiêu chuẩn này bổ sung cho các tiêu chuẩn từ ISO 3740 đến ISO 3747 quy định các phương pháp khác nhau để xác định các mức công suất âm của máy móc và thiết bị. Tiêu chuẩn này khác với các tiêu chuẩn khác ở ba khía cạnh:
a) Phép đo được thực hiện bằng sử dụng cường độ âm cũng như áp suất âm.
b) Độ không đảm bảo của mức công suất âm xác định theo phương pháp quy định tại tiêu chuẩn này được phân loại theo các kết quả của các phép thử bổ sung xác định và các phép tính toán được thực hiện cùng các phép đo thử.
c) Các mức giới hạn hiện hành của thiết bị đo cường độ hạn chế các phép đo đến dải một phần ba octa từ 50 Hz đến 6,3 kHz. Các giá trị băng tần giới hạn trọng số A được xác định từ các giá trị dải một octa hoặc một phần ba octa và không phải bằng các phép đo trực tiếp trọng số A.
0.3 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định mức công suất âm của nguồn ồn ổn định từ các phép đo cường độ âm trên bề mặt bao quanh nguồn. Về nguyên tắc, tích phân lấy trên mặt kín bất kỳ bao quanh nguồn của tích vô hướng vecto cường độ âm và v
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11737-3:2016 (ISO 8253-3:2012) về Âm học - Phương pháp đo thính lực - Phần 3: Phép đo thính lực bằng giọng nói
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7878-1:2018 (ISO 1996-1:2016) về Âm học, mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường - Phần 1: Các đại lượng cơ bản và phương pháp đánh giá
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7878-2:2018 (ISO 1996-2:2017) về Âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường - Phần 2: Xác định mức áp suất âm và phương pháp đánh giá
- 1Quyết định 3940/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Âm học do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11737-3:2016 (ISO 8253-3:2012) về Âm học - Phương pháp đo thính lực - Phần 3: Phép đo thính lực bằng giọng nói
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12179-2:2017 (ISO 9614-2:1996) về Âm học - Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn sử dụng cường độ âm - Phần 2: Đo bằng cách quét
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7878-1:2018 (ISO 1996-1:2016) về Âm học, mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường - Phần 1: Các đại lượng cơ bản và phương pháp đánh giá
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7878-2:2018 (ISO 1996-2:2017) về Âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường - Phần 2: Xác định mức áp suất âm và phương pháp đánh giá
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12179-3:2017 (ISO 9614-3:2002) về Âm học - Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn sử dụng cường độ âm - Phần 3: Phương pháp đo chính xác bằng cách quét
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12179-1:2017 (ISO 9614-1:1993) về Âm học - Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn sử dụng cường độ âm - Phần 1: Đo tại các điểm rời rạc
- Số hiệu: TCVN12179-1:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực