GỖ - MỐI GHÉP NGÓN - YÊU CẦU TỐI THIỂU TRONG SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Timber - Finger joints - Minimum production requirements and testing methods
Lời nói đầu
TCVN 11687:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 10983:2014.
TCVN 11687:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC89 Ván gỗ nhân tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu tối thiểu về thử nghiệm và sản xuất mối ghép ngón dùng trong kết cấu. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về hồ sơ sản xuất và quy trình thử nghiệm trong sổ tay chất lượng để đảm bảo duy trì chất lượng đồng nhất. Ban kỹ thuật không đưa ra khuyến cáo sử dụng mối ghép ngón trong cấu kiện gỗ kết cấu, khi quá trình sản xuất không được mô tả trong sổ tay chất lượng của cơ sở sản xuất với các lý do sau:
a) Các tính chất kết cấu chỉ có thể được chỉ định cho mối ghép ngón được xác định một cách rõ ràng. Trong sổ tay chất lượng của cơ sở sản xuất, việc xác định này phải yêu cầu mô tả rõ ràng, đối với nguyên liệu thô đầu vào (gỗ và chất kết dính), quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng.
b) Phải nêu rõ quy trình sản xuất trong sổ tay chất lượng và phải công bố đến những người chịu trách nhiệm trong việc chế tạo mối ghép ngón trong một khoảng thời gian dài để đảm bảo chất lượng sản xuất.
Các nguyên tắc khác được áp dụng để biên soạn tiêu chuẩn này như sau:
- Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho quá trình sản xuất mối ghép ngón và chỉ dùng để tham khảo trong việc duy trì độ bền mối ghép ngón. Mối ghép ngón được thực hiện trong cả gỗ ghép thanh bằng keo (glulam) nhiều lớp và gỗ ghép ngón được sử dụng trực tiếp trong các ứng dụng kết cấu. Tiêu chuẩn này không tiến hành thử nghiệm sự phù hợp liên quan đến các tính chất của gỗ ghép thanh bằng keo (glulam) hoặc gỗ ghép ngón.
- Kiểm tra đánh giá phẩm cấp được thực hiện để xác định độ bền đặc trưng và độ bền dự kiến khi kiểm tra sự phù hợp (kiểm soát chất lượng hàng ngày). Tiêu chuẩn này không quy định các sơ đồ thử nghiệm cụ thể nào, mà cho phép sử dụng nhiều thiết bị thử nghiệm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này yêu cầu sử dụng cùng một thiết bị và sơ đồ khi đánh giá phẩm cấp để thử nghiệm sự phù hợp. Cả thử nghiệm khi uốn và thử nghiệm khi kéo cũng được đưa ra.
GỖ - MỐI GHÉP NGÓN - YÊU CẦU TỐI THIỂU TRONG SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Timber - Finger joints - Minimum production requirements and testing methods
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu tối thiểu trong quá trình sản xuất và thử nghiệm các mối ghép ngón đã được dán dính trong các sản phẩm gỗ kết cấu như gỗ ghép thanh bằng keo, gỗ do nhiều lớp ván mỏng ghép vuông góc với nhau và gỗ ghép ngón.
Mặc dù hầu hết mối ghép ngón được làm từ các loài cây lá kim (gỗ mềm), nhưng tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các loài cây lá rộng (gỗ cứng) miễn là có khả năng bám dính thỏa mãn yêu cầu các phép thử quy định trong tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này không bao gồm mối ghép do dập ép (hóa rắn) và, trong trường hợp là các sản phẩm gỗ do nhiều lớp ván mỏng ghép lại, thì tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các lớp riêng biệt. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho gỗ ghép thanh bằng keo có mối ghép ngón lớn.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 11684-1 (ISO 20152-1), Kết cấu gỗ - Tính năng dán dính của chất kết dính - Phần 1: Yêu cầu cơ bản.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11206-1:2015 (ISO 12122-1:2014) về Kết cấu gỗ - Xác định các giá trị đặc trưng - Phần 1: Yêu cầu cơ bản
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11206-2:2015 (ISO 12122-2:2014) về Kết cấu gỗ - Xác định các giá trị đặc trưng - Phần 2: Gỗ xẻ
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11683:2016 (ISO 22390:2010) về Kết cấu gỗ - Gỗ nhiều lớp (LVL) - Tính chất kết cấu
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12761:2019 (ISO 3869:2017) về Gỗ xốp composite - Vật liệu chèn khe giãn - Yêu cầu kỹ thuật, bao gói và ghi nhãn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12765:2019 (ISO 7322:2014) về Gỗ xốp composite - Phương pháp thử
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12764:2019 (ISO 4714:2000) về Gỗ xốp composite - Yêu cầu kỹ thuật, lấy mẫu, bao gói và ghi nhãn
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13352:2021 về Gỗ biến tính - Phương pháp thử cơ lý
- 1Quyết định 4275/QĐ-BKHCN năm 2016 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Công nghiệp khai thác gỗ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11206-1:2015 (ISO 12122-1:2014) về Kết cấu gỗ - Xác định các giá trị đặc trưng - Phần 1: Yêu cầu cơ bản
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11206-2:2015 (ISO 12122-2:2014) về Kết cấu gỗ - Xác định các giá trị đặc trưng - Phần 2: Gỗ xẻ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11683:2016 (ISO 22390:2010) về Kết cấu gỗ - Gỗ nhiều lớp (LVL) - Tính chất kết cấu
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11684-1:2016 (ISO 20152-1:2010) về Kết cấu gỗ - Tính năng dán dính của chất kết dính - Phần 1: Yêu cầu cơ bản
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11685:2016 (ISO 17754:2014) về Kết cấu gỗ - Phương pháp thử - Độ bền bắt vít
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12761:2019 (ISO 3869:2017) về Gỗ xốp composite - Vật liệu chèn khe giãn - Yêu cầu kỹ thuật, bao gói và ghi nhãn
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12765:2019 (ISO 7322:2014) về Gỗ xốp composite - Phương pháp thử
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12764:2019 (ISO 4714:2000) về Gỗ xốp composite - Yêu cầu kỹ thuật, lấy mẫu, bao gói và ghi nhãn
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13352:2021 về Gỗ biến tính - Phương pháp thử cơ lý
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11687:2016 (ISO 10983:2014) về Gỗ - Mối ghép ngón - Yêu cầu tối thiểu trong sản xuất và phương pháp thử
- Số hiệu: TCVN11687:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực