Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11482-2:2016

MALT - XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀU - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP SO MÀU

Malt - Determination of colour - Part 2: Visual method

Lời nói đầu

TCVN 11482-2:2016 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đồ uống châu Âu EBC Method 4.7.2 (1997) Colour of Malt. Visual method;

TCVN 11482-2:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11482 Malt - Xác định độ màu gồm các phần:

- TCVN 11482-1:2016, Phần 1: Phương pháp quang ph (Phương pháp chuẩn);

- TCVN 11482-2:2016, Phần 2: Phương pháp so màu.

 

MALT - XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀU - PHN 2: PHƯƠNG PHÁP SO MÀU

Malt - Determination of colour - Part 2: Visual method

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp so màu để xác định độ màu của dịch đường hóa malt.

Phương pháp này có thể được áp dụng đối với dịch đường hóa sáng màu của tất cả các loại malt.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

TCVN 10789:2015, Malt - Xác định hàm lượng chất chiết

3  Nguyên tắc

Mẫu malt được nghiền và đường hóa theo quy trình quy định trong TCVN 10789:2015. Lọc sản phẩm đường hóa (cháo malt) qua giấy lọc gấp nếp rồi làm trong dịch lọc.

Quan sát màu của ánh sáng từ nguồn sáng chuẩn sau khi truyền qua dịch đường hóa và so sánh với màu của một trong dãy kính màu đã hiệu chuẩn.

4  Thuốc thử và vật liệu thử

Sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích và nước được sử dụng ít nhất đạt loại 3 theo TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), trừ khi có quy định khác.

4.1  Chất trợ lọc kieselguhr (đất tảo cát).

4.2  Kali dicromat (K2Cr2O7).

4.3  Natri nitroprusside ngậm hai phân tử nước (Na2[Fe(CN)5N0].2H20).

4.4  Dung dịch Hartong

Hòa tan 0,100 g kali dicromat (4.2) và 3,500 g natri nitroprusside ngậm hai phân tử nước (4.3) trong nước (không chứa chất hữu cơ) đựng trong bình thủy tinh có nút đậy dung tích 1 lít và thêm nước đến vạch.

Đảm bảo rằng các dụng cụ thủy tinh sử dụng để chuẩn bị dung dịch không chứa chất hữu cơ, bằng cách xử lý với axit cromic.

Bảo quản dung dịch trong 24 h trước khi sử dụng và giữ nơi tối cho đến khi cần dùng. Trong các điều kiện này, có thể bảo quản đến 1 tháng.

5  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:

5.1  Máy so màu, thích hợp để giữ và so màu của tấm kính (5.2) với màu của dịch chiết đựng trong cuvet, đọc màu dựa theo nguồn sáng B. Điều chỉnh thiết bị sao cho ánh sáng không chiếu vào mắt người thực hiện. Ví dụ máy đo màu thích hợp là AVM Neo Comparator “Model Hellige” của hãng AVM Analyseverfahren Veronika Müller, Waltershofener Strasse 7, D-79111 Freiburg, Đức1).

5.2  Tấm kính màu, gồm bốn bộ, mỗi bộ chín tấm, dùng cho bộ so màu, phủ dải màu từ 2 đến 27 đơn vị màu EBC; các tấm phải được mã hóa bằng các c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11482-2:2016 về Malt - Xác định độ màu - Phần 2: Phương pháp so màu

  • Số hiệu: TCVN11482-2:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản