MALT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT CHIẾT
Malt - Determination of extract content
Lời nói đầu
TCVN 10789:2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đồ uống châu Âu EBC Method 4.5.1 (2004) Extract of malt: Congress mash;
TCVN 10789:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MALT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT CHIẾT
Malt - Determination of extract content
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng chất chiết (khả năng sinh các chất hòa tan trong dịch đường) của malt theo quy trình đường hóa chuẩn.
Tiêu chuẩn này cũng có thể xác định tốc độ đường hóa (tốc độ sacarose hóa), màu và mùi của dịch đường, tốc độ lọc dịch đường.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 10787:2015, Malt - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
TCVN 10788:2015, Malt - Xác định độ ẩm - Phương pháp khối lượng
EBC Method 4.7.1, Colour of malt: Spectrophotometric method (Màu của malt: Phương pháp quang phổ)
EBC Method 4.7.2, Colour of malt: Visual method (Màu của malt: Phương pháp trực quan)
EBC Method 8.2.1, Specific gravity of wort using a pyknometer (Xác định khối lượng riêng của dịch đường bằng pyknomet)
EBC Method 8.2.2, Specific gravity of wort using a density meter (Xác định khối lượng riêng của dịch đường bằng dụng cụ đo tỉ trọng)
Hàm lượng chất chiết của malt được xác định từ hàm lượng chất khô hòa tan của dịch đường sau khi đường hóa và lọc. Hàm lượng chất khô hòa tan của dịch đường được tính theo tỷ trọng của dịch đường đo ở 20 oC.
Sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích và nước đạt loại 3 theo TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), trừ khi có quy định khác.
4.1. Dung dịch chuẩn iot, 0,01 M
Hòa tan 1,27 g iot tinh thể (I2) và 2,50 g kali iodua (KI) trong nước đựng trong bình định mức 500 ml, pha loãng đến vạch và trộn.
Các dung dịch đã chuẩn bị được bảo quản ở nơi tối có thể được sử dụng trong một tháng. Để sử dụng hàng ngày, giữ dung dịch trong lọ nhỏ tối màu.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và như sau:
5.1. Máy nghiền đĩa, có khoảng cách giữa hai đĩa nghiền là 0,2 mm (ví dụ: máy nghiền đĩa Bühler Miag Disc Mill, kiểu DLFU của hãng Bühler GmbH, Đức).
5.2. Cân, có thể cân được khối lượng 750 g, chính xác đến 0,1 g.
5.3. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1 mg.
5.4. Cốc đường hóa và que khuấy, bằng thép không gỉ, niken nguyên chất hoặc đồng thau (không phải đồng).
5.5. Bể đường hóa, gồm nồi cách thủy, bộ gia nhiệt thích hợp và nhiệt kế. Tốc độ của que khuấy là từ 80 r/min đến 100 r/min.
5.6. Bình nón, dung tích 500 ml, có chia vạch đến 100 ml.
5.7. Phễu lọc, đường kính p
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8473:2010 (EN 15086:2006) về thực phẩm - Xác định isomalt, lactitol, maltitol, mannitol, sorbitol và xylitol
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10036:2013 (ISO 26642:2010) về Thực phẩm – Xác định chỉ số glycaemic (GI) và khuyến nghị cách phân loại thực phẩm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8970:2011 về Thực phẩm - Xác định iot-131, bari-140 và cesi-137 bằng phương pháp đo phổ gamma
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8971:2011 về Thực phẩm - Xác định cesi-134 và cesi-137 bằng phương pháp đo phổ gamma
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11484:2016 về Malt - Xác định khả năng đường hóa
- 1Quyết định 1480/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8473:2010 (EN 15086:2006) về thực phẩm - Xác định isomalt, lactitol, maltitol, mannitol, sorbitol và xylitol
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10036:2013 (ISO 26642:2010) về Thực phẩm – Xác định chỉ số glycaemic (GI) và khuyến nghị cách phân loại thực phẩm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8970:2011 về Thực phẩm - Xác định iot-131, bari-140 và cesi-137 bằng phương pháp đo phổ gamma
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8971:2011 về Thực phẩm - Xác định cesi-134 và cesi-137 bằng phương pháp đo phổ gamma
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10787:2015 về Malt - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10788:2015 về Malt - Xác định độ ẩm - Phương pháp khối lượng
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11484:2016 về Malt - Xác định khả năng đường hóa
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10789:2015 về Malt - Xác định hàm lượng chất chiết
- Số hiệu: TCVN10789:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực