MÁY LÂM NGHIỆP - CƯA XÍCH CẦM TAY - XÁC ĐỊNH ĐỘ CÂN BẰNG VÀ MOMEN GIỮ CỰC ĐẠI
Forestry machinery - Portable chain-saws - Determination of balance and maximum holding moment
Lời nói đầu
TCVN 10880:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 8334:2007.
TCVN 10880:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÁY LÂM NGHIỆP - CƯA XÍCH CẦM TAY - XÁC ĐỊNH ĐỘ CÂN BẰNG VÀ MOMEN GIỮ CỰC ĐẠI
Forestry machinery - Portable chain-saws - Determination of balance and maximum holding moment
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử đối với độ cân bằng dọc và ngang của cưa xích cầm tay lắp động cơ đốt trong.
Tiêu chuẩn cũng cung cấp phương pháp thử nhằm xác định mômen giữ cực đại của cưa xích để chăm sóc cây.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 6531:2008, Machinery for forestry - Portable chain-saws - Vocabulary (Máy lâm nghiệp - Cưa xích cầm tay - Từ vựng).
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa đã cho trong ISO 6531.
4.1. Chuẩn bị
4.1.1. Cưa xích
Kiểm tra độ cân bằng trên cưa xích sản xuất bình thường trong điều kiện mới và sạch. Các bình chứa nhiên liệu và dầu được đổ đầy một nửa. Cưa phải được lắp thanh dẫn hướng và xích cưa liên kết như quy định ở dưới. Thanh dẫn hướng phải được bắt chặt vào vị trí trên cùng của nó.
Cưa xích như quy định trong sổ tay hướng dẫn hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất phải được thử trong cả hai trạng thái sau đây:
a) Thanh dẫn hướng ngắn nhất và nhẹ nhất, không có bộ giảm xóc (nếu tháo được);
b) Thanh dẫn hướng dài nhất và nặng nhất, không có bộ giảm xóc (nếu tháo được)
Chiều dài và khối lượng của thanh dẫn hướng dùng trong quá trình thử phải liệt kê trong báo cáo thử.
4.1.2. Thiết bị thử
Phương pháp treo không ảnh hưởng đến kết quả thử.
4.2. Độ cân bằng dọc ở tay cầm trước của cưa xích phục vụ lâm nghiệp
Cưa xích theo 4.1 được tựa trên tay cầm trước, được định vị sao cho mặt phẳng thanh dẫn hướng là thẳng đứng. Việc tựa đỡ này sẽ sinh ra một sự ma sát thấp nhất có thể để cho phép quay được cưa. Xem ví dụ trình bày trong Hình 1.
Đo và báo cáo góc, α, giữa đường tâm của thanh dẫn hướng và mặt phẳng nằm ngang.
CHÚ DẪN
1 Mảnh ổ lăn
Hình 1 Ví dụ về thiết bị để xác định độ cân bằng dọc ở tay cầm phía trước đối với cưa xích phục vụ lâm nghiệp
4.3. Độ cân bằng dọc ở tay cầm sau đối với cưa xích chăm sóc cây
Cưa xích theo 4.1 được tựa bởi một thanh đường kính 10 mm, định vị càng gần phía sau nút điều chỉnh van tiết lưu càng tốt. Thanh này phải bắt chắc chắn vào tay cầm sau bảng một cái kẹp hoặc dụng cụ tư
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10873:2015 (ISO 6535:2008) về Máy cưa xích cầm tay - Tính năng phanh hãm xích
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10875:2015 (ISO 7914:2002 with amendment 1:2012) về Máy lâm nghiệp - Cưa xích cầm tay - Khe hở và các kích thước tối thiểu của tay cầm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10876:2015 (ISO 7915:1991) về Máy lâm nghiệp - Cưa xích cầm tay - Xác định độ bền của tay cầm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10881:2015 (ISO 11512:1995) về Máy lâm nghiệp - Máy chuyên dụng chạy xích - Chỉ tiêu tính năng cho hệ thống phanh
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11250:2015 (ISO 7112:2008) về Máy lâm nghiệp - Máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay - Thuật ngữ và định nghĩa
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11251:2015 (ISO 7113:1999) về Máy lâm nghiệp cầm tay - Bộ phận cắt của máy cắt bụi cây - Đĩa cắt đơn bằng kim loại
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11252:2015 (ISO 11837:2011) về Máy lâm nghiệp - Hệ thống chắn vật bắn ra từ xích cưa - Tính năng và phương pháp thử
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11253:2015 (ISO 11839:2010) về Máy lâm nghiệp - Vật liệu panen và kính sử dụng trong buồng lái để bảo vệ người vận hành không bị răng cưa văng vào - Tính năng và phương pháp thử
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8747:2011 (ISO 8380:1993) về Máy lâm nghiệp - Máy cắt bụi cây và xén cỏ cầm tay - Độ bền bộ phận che chắn công cụ cắt
- 1Quyết định 3009/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Máy lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10873:2015 (ISO 6535:2008) về Máy cưa xích cầm tay - Tính năng phanh hãm xích
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10875:2015 (ISO 7914:2002 with amendment 1:2012) về Máy lâm nghiệp - Cưa xích cầm tay - Khe hở và các kích thước tối thiểu của tay cầm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10876:2015 (ISO 7915:1991) về Máy lâm nghiệp - Cưa xích cầm tay - Xác định độ bền của tay cầm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10881:2015 (ISO 11512:1995) về Máy lâm nghiệp - Máy chuyên dụng chạy xích - Chỉ tiêu tính năng cho hệ thống phanh
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11250:2015 (ISO 7112:2008) về Máy lâm nghiệp - Máy cắt bụi cây và máy cắt cỏ cầm tay - Thuật ngữ và định nghĩa
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11251:2015 (ISO 7113:1999) về Máy lâm nghiệp cầm tay - Bộ phận cắt của máy cắt bụi cây - Đĩa cắt đơn bằng kim loại
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11252:2015 (ISO 11837:2011) về Máy lâm nghiệp - Hệ thống chắn vật bắn ra từ xích cưa - Tính năng và phương pháp thử
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11253:2015 (ISO 11839:2010) về Máy lâm nghiệp - Vật liệu panen và kính sử dụng trong buồng lái để bảo vệ người vận hành không bị răng cưa văng vào - Tính năng và phương pháp thử
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8747:2011 (ISO 8380:1993) về Máy lâm nghiệp - Máy cắt bụi cây và xén cỏ cầm tay - Độ bền bộ phận che chắn công cụ cắt
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10880:2015 (ISO 8334:2007) về Máy lâm nghiệp - Cưa xích cầm tay - Xác định độ cân bằng và mômen giữ cực đại
- Số hiệu: TCVN10880:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực