TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10762:2015
ISO 4119:1995
BỘT GIẤY - XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ HUYỀN PHÙ BỘT GIẤY
Pulps - Determination of stock concentratio
TCVN 10762:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 4119:1995. ISO 4119:1995 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2010 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 10762:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BỘT GIẤY - XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ HUYỀN PHÙ BỘT GIẤY
Pulps - Determination of stock concentration
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nồng độ bột giấy dạng huyền phù trong nước. Tiêu chuẩn này được sử dụng trong các quy trình thí nghiệm để xác định các tính chất khác của bột giấy và được viện dẫn trong các tiêu chuẩn có đề cập đến huyền phù bột giấy. Tiêu chuẩn này không dùng để xác định khối lượng thương mại của bột giấy ướt.
Về nguyên tắc, phương pháp này áp dụng được cho tất cả các loại huyền phù bột giấy trong nước.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1. Huyền phù bột giấy (stock)
Huyền phù trong nước của một hoặc nhiều loại bột giấy, có thể bao gồm chất độn và các phụ gia.
2.2. Nồng độ huyền phù bột giấy (stock concentration)
Tỷ lệ của khối lượng vật liệu khô tuyệt đối lọc được ra từ mẫu huyền phù bột giấy với khối lượng của mẫu chưa được lọc, khi được xác định theo tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, nồng độ huyền phù bột giấy được biểu trị bằng phần trăm khối lượng [% (m/m)].
3. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm và
3.1. Cốc cân, có kích thước phù hợp để cân mẫu huyền phù bột giấy hoặc phần được lọc ra (xem Điều 5, Chú thích 4).
3.2. Cân phân tích, có khả năng cân khối lượng từ 100g đến 500g với sai số nhỏ hơn 0,1 %.
3.3. Dụng cụ lọc, ví dụ như phễu lọc Büchner, có đường kính từ 90 mm đến 150 mm, có bình lọc lớn và giấy lọc hình tròn vừa với phễu lọc; giấy lọc phải giữ lại được tất cả xơ sợi và chất vô cơ nhìn thấy bằng mắt thường.
3.4. Thiết bị để sấy khô mẫu, ví dụ như tủ sấy hoặc bếp điện phẳng. Nhiệt độ của tủ sấy phải được duy trì ở 105 °C ± 2 °C và của bếp điện phẳng là 150 °C ± 15 °C.
CHÚ THÍCH
2. Có thể sử dụng lò vi sóng nếu điều kiện vận hành (công suất và thời gian sấy) được xác định qua thực nghiệm cho thấy kết quả sấy khô bột giấy tương tự như phương pháp sử dụng tủ sấy tiêu chuẩn. Các điều kiện vận hành không đúng có thể là nguyên nhân làm mẫu bị đốt thành than.
3. Nhiệt độ 150 °C của bếp điện phẳng có thể quá cao đối với một số loại bột giấy và là nguyên nhân làm mẫu bị đốt thành than.
3.5. Cân phân tích, có khả năng cân lớp xơ sợi khô với sai số nhỏ hơn 0,1 %.
4. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
4.1. Quy định chung
Trộn đều và khuấy huyền phù bột giấy trong suốt thời gian lấy mẫu. Cho mẫu vào trong bình phù hợp bằng cách múc sao cho các xơ sợi bị tách ra khỏi nước là thấp nhất. Toàn bộ lượng mẫu có thể được lấy bằng một lần múc sâu, hoặc có thể là tập hợp của các mẫu nhỏ, nhưng tất cả huyền phù bột giấy đã được lấy phải có trong mẫu
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10096:2013 (ISO 15320:2011) về Bột giấy, giấy và cáctông – Xác định hàm lượng pentachlorophenol trong dịch chiết nước
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7071:2002 về Bột giấy - Xác định Alpha-, Beta-, và Gamma-Xenluylô
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10761:2015 (ISO 1762:2001) về Giấy, các tông và bột giấy - Xác định phần còn lại (độ tro) sau khi nung ở nhiệt độ 525°C
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10763-1:2015 (ISO 5350-1:2006) về Bột giấy - Ước lượng độ bụi và các phần tử thô - Phần 1: Kiểm tra tờ mẫu xeo trong phòng thí nghiệm bằng ánh sáng truyền qua
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10763-2:2015 (ISO 5350-2:2006) về Bột giấy - Ước lượng độ bụi và các phần tử thô - Phần 2: Kiểm tra tờ mẫu sản xuất trong nhà máy bằng ánh sáng truyền qua
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11621:2016 (ISO 23714:2014) về Bột giấy - Xác định giá trị ngậm nước (WRV)
- 1Quyết định 2912/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10096:2013 (ISO 15320:2011) về Bột giấy, giấy và cáctông – Xác định hàm lượng pentachlorophenol trong dịch chiết nước
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7071:2002 về Bột giấy - Xác định Alpha-, Beta-, và Gamma-Xenluylô
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10761:2015 (ISO 1762:2001) về Giấy, các tông và bột giấy - Xác định phần còn lại (độ tro) sau khi nung ở nhiệt độ 525°C
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10763-1:2015 (ISO 5350-1:2006) về Bột giấy - Ước lượng độ bụi và các phần tử thô - Phần 1: Kiểm tra tờ mẫu xeo trong phòng thí nghiệm bằng ánh sáng truyền qua
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10763-2:2015 (ISO 5350-2:2006) về Bột giấy - Ước lượng độ bụi và các phần tử thô - Phần 2: Kiểm tra tờ mẫu sản xuất trong nhà máy bằng ánh sáng truyền qua
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11621:2016 (ISO 23714:2014) về Bột giấy - Xác định giá trị ngậm nước (WRV)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10762:2015 (ISO 4119:1995) về Bột giấy - Xác định nồng độ huyền phù bột giấy
- Số hiệu: TCVN10762:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực