Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TRIỆU HỒI SẢN PHẨM TIÊU DÙNG – HƯỚNG DẪN NGƯỜI CUNG ỨNG
Consumer product recall – Guidelines for suppliers
Lời nói đầu
TCVN 10579:2014 hoàn toàn tương đương ISO 10393:2013.
TCVN 10579:2014 do Tiểu Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia
TCVN/JTC1/SC31 Thu thập dữ liệu tự động biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Trên thị trường toàn cầu hiện sẵn có hàng loạt sản phẩm cho người tiêu dùng. Thông thường, sản phẩm vận chuyển xuyên suốt các đường biên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng vì người cung ứng mưu cầu hạ chi phí và mở rộng thị trường. Trong khi có nhiều sản phẩm an toàn và phù hợp với sử dụng đúng dự định thì số liệu thống kê cho thấy mỗi năm có hàng triệu người bị tổn hại hoặc bị ốm hoặc bị chết do sản phẩm không an toàn.
Trong khi ở nhiều nước có quy định và tiêu chuẩn và các ngành công nghiệp làm tất cả theo khả năng để tạo ra sản phẩm an toàn và phù hợp với sử dụng đúng dự định, thì các vấn đề liên quan đến lỗi thiết kế, lỗi sản xuất, cảnh báo hay hướng dẫn không phù hợp vẫn để lại hậu quả trong các sản phẩm không an toàn xâm nhập thị trường. Trong các trường hợp này, điều quan trọng là hành động khắc phục, bao gồm việc triệu hồi, được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Mặc dù nhiều nước có yêu cầu quy định và hướng dẫn người cung ứng triển khai việc triệu hồi sản phẩm, nhưng nhiều nước vẫn chưa có. Thậm chí ở các nước với các yêu cầu đã được xây dựng tốt, việc triệu hồi vẫn có thể không hiệu quả. Kết quả là, có sự mâu thuẫn trong các cách tiếp cận triệu hồi sản phẩm và hành động khắc phục khác, và sản phẩm với nguy cơ gây rủi ro về an toàn và sức khỏe vẫn có trên thị trường.
Tiêu chuẩn này được thiết kế để đưa ra hướng dẫn thực tiễn trong việc xác định xem có cần người cung ứng sản phẩm tiêu dùng thực hiện hành động khắc phục, bao gồm triệu hồi, hay không. Tiêu chuẩn này còn đưa ra các thực hành tốt đối với việc quản lý triệu hồi sản phẩm khi cần. Tiêu chuẩn này cung cấp thông tin và công cụ mà mọi người cung ứng mọi quy mô có thể sử dụng để xây dựng một chương trình triệu hồi sản phẩm có hiệu quả và được lập thành tài liệu, trợ giúp họ thực hiện triệu hồi đúng lúc với chi phí hiệu quả, tối thiểu hóa rủi ro về danh tiếng và về pháp luật, làm giảm rủi ro về an toàn và sức khỏe đối với người tiêu dùng.
Mặc dù tiêu chuẩn này dự định dành cho người cung ứng nhưng nó vẫn có thể trợ giúp các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng hay cải tiến chính sách và hướng dẫn triệu hồi sản phẩm.
Việc áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn này sẽ dẫn đến một cách tiếp cận nhất quán hơn trong việc loại bỏ sản phẩm không an toàn khỏi thị trường toàn cầu, cải thiện sự hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức về sản phẩm tiêu dùng ở các nước khác nhau, và để gia tăng niềm tin của người tiêu dùng về sự an toàn của các sản phẩm sẵn có trên thị trường.
Tiêu chuẩn này được xây dựng cùng với TCVN 10578 (ISO 10377) về an toàn sản phẩm. Hình 1 minh họa mối quan hệ giữa tiêu chuẩn này và TCVN 10578 (ISO 10377).
Hình 1 - Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn này và TCVN 10578 (ISO 10377)
TRIỆU HỒI SẢN PHẨM TIÊU DÙNG - HƯỚNG DẪN NGƯỜI CUNG ỨNG
Consumer product recall – Guidelines for suppliers
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn thực tiễn cho người cung ứng về việc triệu hồi sản phẩm tiêu dùng và các hành động khắc phục khác sau khi sản phẩm rời khỏi nhà máy sản xuất. Các hành động khắc phục khác bao gồm, nhưng không hạn chế, việc trả lại tiền, trang bị thêm bộ phận mới, sửa chữa, thay thế, hủy bỏ và thông báo công khai.
Tiêu chuẩn này
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 3767/QĐ-BKHCN năm 2014 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000 : 2005) về hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8207-1:2009 (ISO 22846-1 : 2003) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Phương tiện chống rơi ngã từ trên cao - Hệ thống dẫn cáp - Phần 1: Nguyên tắc cơ bản của hệ thống làm việc
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6844:2001 (ISO/IEC GUIDE 51:1999) về Hướng dẫn việc đề cập khía cạnh an toàn trong tiêu chuẩn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9788:2013 (ISO GUIDE 73 : 2009) về Quản lý rủi ro – Từ vựng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8021-4:2009 (ISO/IEC 15459-4 : 2008) về Công nghệ thông tin - Mã phân định đơn nhất - Phần 4: Vật phẩm riêng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10065:2013 (ASTM F2923:2011) về Yêu cầu an toàn sản phẩm tiêu dùng đối với trang sức dành cho trẻ em
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 26000:2013 (ISO 26000:2010) về Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10578:2014 (ISO 10377:2013) về An toàn sản phẩm tiêu dùng - Hướng dẫn người cung ứng
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10425:2014 (ISO/IEC GUIDE 46:1985) về Thử nghiệm so sánh sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ liên quan - Nguyên tắc chung
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011:2017 (ISO/IEC 17011:2017) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu chung đối với tổ chức công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10579:2014 (ISO 10393:2013) về Triệu hồi sản phẩm tiêu dùng - Hướng dẫn người cung ứng
- Số hiệu: TCVN10579:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra