Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10535-1:2014

ISO 12353-1:2002

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – PHÂN TÍCH TAI NẠN GIAO THÔNG – PHẦN 1: TỪ VỰNG

Road vehicles – Traffic accident analysis – Part 1: Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 10535-1:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 12353-1:2002.

TCVN 10535-1:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - PHÂN TÍCH TAI NẠN GIAO THÔNG – PHẦN 1: TỪ VỰNG

Road vehicles – Traffic accident analysis – Part 1: Vocabulary

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này thiết lập từ vựng liên quan đến nghiên cứu khảo sát và phân tích các tai nạn giao thông đường bộ và ứng dụng các dữ liệu về tai nạn. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các thuật ngữ thông dụng khác trong lĩnh vực tai nạn giao thông.

CHÚ THÍCH: Các thuật ngữ và định nghĩa bổ sung có liên quan đến các dạng va chạm của phương tiện giao thông đường bộ được cho trong ISO 6813.

2. Mô tả tóm tắt về thuật ngữ học

Các điều khác nhau của tiêu chuẩn này dựa trên mô hình của quá trình phân tích tai nạn đã được nêu tóm tắt trên Hình 1.

CHÚ THÍCH: Các chữ số trong ngoặc đơn tương ứng với các điều trong tiêu chuẩn này.

Hình 1 – Phân tích tai nạn giao thông đường bộ

3. Phân loại và đưa ra các loại tai nạn

3.1. Tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ

Biến cố không mong muốn xảy ra đối với ít nhất là một phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển dẫn đến thương tích cho người hoặc hư hỏng tài sản, hoặc cả hai.

3.2. Phân loại tai nạn

Sự phân loại các tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ theo một hệ thống phân loại được xác định trước.

CHÚ THÍCH: Không có sự phân loại chung và phổ biến hữu ích cho các loại tai nạn, Một vài hệ thống phân loại đã được chứng minh là có ích trong điều tra, phân tích tai nạn, ví dụ:

– phân loại tai nạn theo kiểu xe;

– phân loại tai nạn theo mức độ nghiêm trọng của thương tích;

– phân loại tai nạn theo mức độ nghiêm trọng của hư hỏng;

– phân loại tai nạn theo số lượng xe;

– phân loại tai nạn theo biến cố gây thiệt hại đầu tiên, và

– phân loại tai nạn theo địa điểm.

Ở đây cần lưu ý một số thuật ngữ phổ biến được sử dụng để phân loại tai nạn.

3.3. Tai nạn gây thương tích

Tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ trong đó ít nhất có một người tham gia giao thông bị thương.

3.3.1. Tai nạn gây chết người

Tai nạn gây thương tích trong đó ít nhất có một người tham gia giao thông bị thương và dẫn đến tử vong.

3.4. Tai nạn chỉ gây ra hư hỏng

Tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ trong đó hậu quả chỉ là hư hỏng của xe hoặc thiệt hại của cải khác và không gây ra thương tích.

3.5. Tai nạn trên đường

Tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ trong đó biến cố gây thiệt hại đầu tiên xảy ra trên đường.

3.6. Tai nạn bên ngoài đường

Tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ trong đó biến cố gây thiệt hại đầu tiên xảy ra bên ngoài đường.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10535-1:2014 (ISO 12353-1:2002) về Phương tiện giao thông đường bộ - Phân tích tai nạn giao thông - Phần 1: Từ vựng

  • Số hiệu: TCVN10535-1:2014
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2014
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản