Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1023 : 1991

THUỐC VÀ DỤNG CỤ Y TẾ − PHƯƠNG PHÁP THỬ VÔ KHUẨN

Medicine and apparatus Test for stevility

Lời nói đầu

TCVN 1023 : 1991 thay thế TCVN 1023 : 1970.

TCVN 1023 : 1991 do Hội đồng dược điển − Bộ Y tế biên soạn, Vụ Dược − Trang thiết bị − Bộ Y tế đề nghị, Bộ Y tế ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

THUỐC VÀ DỤNG CỤ Y TẾ − PHƯƠNG PHÁP THỬ VÔ KHUẨN

Medicine and apparatus − Test for stevility

Tiêu chuẩn này áp dụng để thử vô khuẩn nhằm phát hiện sự có mặt của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men trong các nguyên liệu, chế phẩm và dụng cụ mà theo tiêu chuẩn riêng cần phải vô khuẩn.

I Yêu cầu chung

Thử vô khuẩn phải được tiến hành trong lồng kính hoặc trong buồng thổi không khí vô khuẩn để tránh ô nhiễm thêm. Trong quá trình thử, mẫu không được tiếp xúc với các tác nhân có ảnh hưởng đến vi khuẩn, nấm mốc, nấm men có trong mẫu kiểm tra (tia tử ngoại, chất sát khuẩn, nhiệt độ…). Các dụng cụ, dung môi, môi trường phải được tiệt khuẩn trước khi dùng.

II Lấy mẫu thử

Tiến hành lấy mẫu thử theo TCVN 974 : 1970.

III Phương pháp thử

1. Nguyên tắc: Nếu vi khuẩn, nấm mốc, nấm men được cấy vào môi trường có chất dinh dưỡng và nước, được giữ ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thì chúng sẽ phát triển. Sự có mặt của chúng làm cho môi trường biến đổi trạng thái từ trong sang đục, hoặc có váng trên bề mặt hoặc có cặn lắng ở đáy môi trường.

Có 2 phương pháp thử. Phương pháp màng lọc (phương pháp trọng tài) và phương pháp cấy trực tiếp. Khi tiến hành thử phải làm sạch bề ngoài của ống (chai, lọ, bình …) đựng chế phẩm bằng một chất sát khuẩn thích hợp. Sau đó lấy một lượng chế phẩm đủ dùng theo quy định, cấy trực tiếp vào các môi trường (nếu theo phương pháp cấy trực tiếp) hoặc lọc qua các màng lọc (nếu theo phương pháp màng lọc) sau khi đã được hoà loãng thích hợp, rồi cắt màng lọc thành miếng nhỏ đem nhúng vào môi trường. ủ môi trường trong thời gian quy định.

2 Chuẩn bị môi trường và dung môi

2.1 Môi trường để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí

− Môi trường thioglycolat có thạch (dùng cho thử nghiệm những chế phẩm lỏng và trong);

− Môi trường thioglycolat không có thạch (dùng cho thử nghiệm những chế phẩm đặc hoặc sền sệt dạng cao).

2.2 Môi trường Soybean-casein để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và nấm mốc.

Cả 2 loại môi trường trên phải được pha chế và được kiểm tra chất lượng theo đúng quy định tại Phụ lục.

2.3 Dung môi dùng để hoà loãng khi những chế phẩm thử không ở dạng dung dịch lỏng. Chỉ được dùng làm dung môi hoà loãng bất kỳ một chất lỏng nào không có tính kháng khuẩn và không tác động đến độ xốp của màng lọc. Th−ờng dùng các dung môi sau đây:

− Dung môi A: hoà tan 1 g pepton vào nước cho vừa đủ 1 lít. Lọc (hoặc ly tâm) cho trong. Điều chỉnh pH = 7,1 ± 0,1. Đựng vào nhiều bình, mỗi bình khoảng 100 ml. Hấp ở 121 OC trong 18 phút đến

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1023:1991 về Thuốc và dụng cụ y tế - Phương pháp thử vô khuẩn

  • Số hiệu: TCVN1023:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản